Câu hỏi 1 :

Quy ước chiều dòng điện là:

  • A

    Chiều dịch chuyển của các electron

  • B

    chiều dịch chuyển của các ion

  • C

    chiều dịch chuyển của các ion âm

  • D

    chiều dịch chuyển của các điện tích dương

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chiều qui ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược chiều dịch chuyển của electron).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:

  • A

    Tác dụng nhiệt

  • B

    Tác dụng hóa học

  • C

    Tác dụng từ

  • D

    Tác dụng cơ học

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở?

  • A

    \(I = \frac{U}{R}\)

  • B

    \(I = U{\rm{R}}\)

  • C

    \(I = \frac{R}{U}\)

  • D

    \(I = {U^R}\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Biểu thức xác định định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở là: \(I = \frac{U}{R}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Công thức nào là định luật Ôm cho mạch điện kín gồm một nguồn điện và một điện trở ngoài:

  • A

    \(I = \frac{E}{{R + r}}\)

  • B

    UAB = ξ – Ir

  • C

    UAB = ξ + Ir

  • D

    UAB = IAB(R + r) – ξ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch kín gồm một nguồn điện và một điện trở ngoài là:

\(I = \frac{E}{{R + r}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A

    Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.

  • B

    Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.

  • C

    Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.

  • D

    Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D – đúng

C – sai vì : Dòng điện có tác dụng hóa học là đúng nhưng ví dụ về tác dụng hóa học là acquy nóng lên khi nạp điện là sai

Ví dụ về tác dụng hóa học của dòng điện : mạ đồng, mạ vàng,  …

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho :

  • A

    khả năng tích điện cho hai cực của nó

  • B

    khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện

  • C

    khả năng thực hiện công của nguồn điện

  • D

    khả năng tác dụng lực của nguồn điện

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Việc ghép song song  các nguồn điện giống nhau thì

  • A

     có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.

  • B

    có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn

  • C

    có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.

  • D

    có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi mắc song song các nguồn điện giống nhau, ta có:

- Suất điện động bộ nguồn: Eb = E.

- Điện trở trong bộ nguồn: rb = \(\frac{r}{n}\).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho đoạn mạch gồm \({R_1}\) mắc song song với \({R_2}\), biểu thức nào sau đây là sai?

  • A

    \({I_1} = \dfrac{U}{{{R_1}}}\)

  • B

    \(U{\rm{ }} = {\rm{ }}{U_1} + {\rm{ }}{U_2}\)

  • C

    \(I = {I_1} + {I_2}\)

  • D

    \(R = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi \({R_1}\) mắc song song với \({R_2}\) ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} \to R = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\\U = {U_1} = {U_2}\\I = {I_1} + {I_2}\\{I_1} = \dfrac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\end{array}\)

Ta suy ra, các phương án:

A, C, D  - đúng

B - sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Điện tích của electron là \( - {1,6.10^{ - 19}}C\), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong \(30s\) là \(15C\). Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

  • A

    \({3,125.10^{18}}\)

  • B

    \({9,375.10^{19}}\)

  • C

    \({7,895.10^{19}}\)

  • D

    \({2,632.10^{18}}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ dòng điện:\(I = \dfrac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

+ Áp dụng biểu thức xác định số electron chuyển qua dây dẫn trong thời gian t: \(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \dfrac{{15}}{{30}} = 0,5A\)

+ Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là: \(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}} = \dfrac{{0,5.1}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {3,125.10^{18}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một dây nhôm dạng hình trụ tròn được quấn thành cuộn có khối lượng 0,81kg. Tiết diện thẳng của dây là 0,1mm2. Tìm điện trở của dây đó biết rằng nhôm có khối lượng riêng và điện trở suất lần lượt là 2,7g/cm3 và 2,8.10-8$\Omega $m?

  • A

    84 $\Omega $

  • B

    480$\Omega $

  • C

    840$\Omega $

  • D

    48$\Omega $

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Sử dụng công thức tính thể tích: \(V = \frac{m}{D}\)

+ Áp dụng công thức tính chiều dài dây: \(l = \frac{V}{S}\)

+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết:

+ Thể tích của cuộn dây:

 \(V = \frac{m}{D} = \frac{{0,81}}{{2,{{7.10}^3}}} = {3.10^{ - 4}}{m^3}\)

+ Chiều dài của dây nhôm:

\(l = \frac{V}{S} = \frac{{{{3.10}^{ - 4}}}}{{0,{{1.10}^{ - 6}}}} = 3000m\)

+ Điện trở của cuộn dây nhôm:

\(R = \rho \frac{l}{S} = 2,{8.10^{ - 8}}\frac{{3000}}{{0,{{1.10}^{ - 6}}}} = 840\Omega \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Có \(50\) điện trở, gồm 3 loại \(1\Omega ;3\Omega \) và \(8\Omega \). Cách chọn số điện trở mỗi loại sao cho khi ghép nối tiếp ta được điện trở tổng cộng \(100\Omega \) là:

  • A

    \(2\) điện trở \(1\Omega \), \(18\) điện trở \(3\Omega \) và \(30\) điện trở \(8\Omega \)

  • B

    \(0\) điện trở \(1\Omega \), \(25\) điện trở \(3\Omega \) và \(25\) điện trở \(8\Omega \)

  • C

    \(35\) điện trở \(1\Omega \), \(4\) điện trở \(3\Omega \) và \(11\) điện trở \(8\Omega \)

  • D

    \(40\) điện trở \(1\Omega \), \(4\) điện trở \(3\Omega \) và \(6\) điện trở \(8\Omega \)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: \(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} + {\rm{ }}....{\rm{ }} + {\rm{ }}{R_n}\)

Lời giải chi tiết:

Gọi \(x,y,z\) lần lượt là số điện trở loại \(1\Omega ,3\Omega \) và \(8\Omega \)

Với \(x,y,z\) là các số nguyên không âm

Theo đề bài ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x + 3y + 8z = 100{\rm{      }}\left( 1 \right)\\x + y + z = 50{\rm{            }}\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

+ Lấy \(\left( 1 \right) - \left( 2 \right)\) ta có: \(2y + 7z = 50 \Rightarrow y = 25 - \dfrac{7}{2}z\)

+ Vì \(y \ge 0 \Rightarrow 25 - \dfrac{7}{2}z \ge 0 \Rightarrow z \le 7,1\)  (3)

Để y là số nguyên, không âm thì \(z\) phải là bội của 2 hoặc \(y = 0\) và thỏa mãn điều kiện (3)

Vậy: \(z = 0\) thì \(y = 25 \Rightarrow x = 25\) hoặc \(z = 2\) thì \(y = 18 \Rightarrow x = 30\) hoặc \(z = 4\) thì \(y = 11 \Rightarrow x = 35\), hoặc \(z = 6\) thì \(y = 4 \Rightarrow x = 40\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ \(0\) đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4,5\left( V \right)\). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là \(2A\) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4\left( V \right)\). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:

  • A

    \(E = 4,5\left( V \right);r = 4,5\Omega \)

  • B

    \(E = 4,5\left( V \right);r = 2,5\Omega \)

  • C

    \(E = 4,5\left( V \right);r = 0,25\Omega \)

  • D

    \(E = 9\left( V \right);r = 4,5\Omega \)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức: \(I = \frac{E}{{R + r}}\)

+ Sử dụng biểu thức: \(E = U + Ir\)

Lời giải chi tiết:

- Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4,5V\)

Suy ra suất điện động của nguồn điện là \(E = 4,5V\)

- Áp dụng công thức: \(E = U + Ir\) với \(I = 2A\) và \(U = 4V\)

Ta tính được điện trở trong của nguồn điện là: \(r = 0,25\Omega \)

Đáp án - Lời giải