Câu hỏi 1 :
Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fa-ra-đây?
- A
\(m = F\frac{A}{n}It\)
- B
m = D.V
- C
\(I = \frac{{m.F.n}}{{t.A}}\)
- D
\(t = \frac{{m.n}}{{A.I.F}}\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Biểu thức của định luật Fa-ra-đây: \(m = \frac{1}{F}\frac{A}{n}q = \frac{1}{F}\frac{A}{n}It \to I = \frac{{mFn}}{{At}}\)
Câu hỏi 2 :
Dòng điện trong chân không là:
- A
dòng chuyển dời có hướng của các ion dương được đưa vào khoảng chân không đó.
- B
dòng chuyển dời có hướng của các electron tự có trong khoảng chân không đó.
- C
dòng chuyển dời có hướng của các ion được đưa vào khoảng chân không đó.
- D
dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.
Câu hỏi 3 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A
Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.
- B
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.
- C
Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron.
- D
Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các ion.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron
Câu hỏi 4 :
Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
- A
cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy
- B
cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học
- C
cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch
- D
cực dương của bình điện phân bị bay hơi
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Bản chất của hiện tượng dương cực tan là cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch
Câu hỏi 5 :
Trong các dung dịch điện phân , các ion mang điện tích âm là
- A
gốc axit và ion kim loại
- B
gốc axit và gốc bazơ
- C
ion kim loại và bazơ
- D
chỉ có gốc bazơ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong các dung dịch điện phân, các ion mang điện tích âm là gốc axít và gốc bazơ
Câu hỏi 6 :
Chọn câu đúng ? Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ:
- A
Giảm đi
- B
Không thay đổi
- C
Tăng lên
- D
Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Sử dụng lí thuyết về dòng điện trong kim loại
+ Vận dụng biểu thức sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ: \(\rho = {\rho _0}\left[ {1 - \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
+ Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn kim loại: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
Lời giải chi tiết:
Khi nhiệt độ của kim loại càng tăng cao thì các ion kim loại càng dao động mạnh => độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại càng tăng, càng làm tăng sự cản trở chuyển động của các electron tự do
Vì vậy, khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất cuả kim loại tăng => Điện trở của kim loại cũng tăng (\(R = \rho \frac{l}{S}\))
Câu hỏi 7 :
Biểu thức xác định điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ là?
- A
\(\rho = {\rho _0}\left[ {1 - \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
- B
\(\rho = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t + {t_0}} \right)} \right]\)
- C
\(\rho = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
- D
\(\rho = {\rho _0}\left[ {1 - \alpha \left( {t + {t_0}} \right)} \right]\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ được xác định bằng biểu thức: \(\rho = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
Câu hỏi 8 :
Sự phụ thuộc của điện trở kim loại vào nhiệt độ được xác định bởi:
- A
\(R = {R_0}\left[ {1 - \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
- B
\(R = {R_0}\left[ {1 + \alpha \left( {t + {t_0}} \right)} \right]\)
- C
\(R = {R_0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
- D
\(R = {R_0}\left[ {1 - \alpha \left( {t + {t_0}} \right)} \right]\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự phụ thuộc của điện trở kim loại vào nhiệt độ được xác định bằng biểu thức:
\(R = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (t - {t_0}){\rm{]}}\)
Câu hỏi 9 :
Nhiệt kế điện thực chất là một cặp nhiệt điện dùng để đo nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp mà ta không thể dùng nhiệt kế thông thường để đo được. Dùng nhiệt kế điện có hệ số nhiệt điện động αT = 42μ V/K để đo nhiệt độ của một lò nung với một mối hàn đặt trong không khí ở 200C còn mối hàn kia đặt vào lò xo thì mấy milivôn kế chỉ 50,2mV. Nhiệt độ của lò nung là?
- A
1210C
- B
1215,20C
- C
20000C
- D
19800C
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng biểu thức xác định suất điện động nhiệt điện: \(E = {\alpha _T}({T_1} - {T_2})\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(E = {\alpha _T}({T_2} - {T_1}) \to {T_2} = \frac{E}{{{\alpha _T}}} + {T_1} = \frac{{{{50,2.10}^{ - 3}}}}{{{{42.10}^{ - 6}}}} + 20 = 1215,2\)
Ta suy ra nhiệt độ của lò nung là: \(t = {1215,2^0}C\)
Câu hỏi 10 :
Một mối hàn của cặp nhiệt điện nhúng vào nước đá đang tan, mối hàn kia được nhúng vào hơi nước sôi. Dùng milivôn kế đo được suất điện động của cặp nhiệt điện là 4,25mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó?
- A
42,5μV/K
- B
42,5nV/K
- C
42,5mV/K
- D
4,25μV/K
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng biểu thức xác định suất điện động nhiệt điện: \(E = {\alpha _T}({T_1} - {T_2})\)
Lời giải chi tiết:
+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là t1 = 00C
+ Nhiệt độ của hơi nước sôi là t2 = 1000C
\(E = {\alpha _T}({T_2} - {T_1}) \to {\alpha _T} = \frac{E}{{{T_2} - {T_1}}} = \frac{{4,{{25.10}^{ - 3}}}}{{100}} = 42,{5.10^{ - 6}}V/K\)
Câu hỏi 11 :
Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng $200cm^2$, người ta dùng tấm sắt làm catốt của một bình điện phân đựng dung dịch $CuSO_4$ và anốt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ $I = 10A$ chạy qua trong thời gian $2$ giờ $40$ phút $50$ giây. Bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt là bao nhiêu? Biết đồng có $A = 64$, $n = 2$ và có khối lượng riêng $ρ = 8,9.10^3 kg/m^3$
- A
$0,0118cm$
- B
$0,106cm$
- C
$0,018cm$
- D
$0,016cm$
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Áp dụng công thức định luật Faraday: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{{AIt}}{n}\)
+ Áp dụng biểu thức tính khối lượng: $m = ρSh$
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Khối lượng đồng bám vào tấm sắt: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{64}}{2}10.(2.60.60 + 40.60 + 50) = 32g\)
Mặt khác, ta có: $m = ρSh$
\( \to h = \dfrac{m}{{\rho S}} = \dfrac{{{{32.10}^{ - 3}}}}{{8,{{9.10}^3}{{.200.10}^{ - 4}}}} = 1,{798.10^{ - 4}}m \approx 0,018cm\)
Câu hỏi 12 :
Catốt của một diốt chân không có diện tích mặt ngoài 10mm2. Dòng bão hòa 10mA. Số electron phát xạ từ một đơn vị diện tích của catot trong 1 giây là?
- A
6,25.1021 electron/m2
- B
3,125.1021 electron/m2
- C
1,1.1021 electron/m2
- D
1,6.1021 electron/m2
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính cường độ dòng điện: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t} \to N = \frac{{It}}{{\left| e \right|}} = \frac{{{{10.10}^{ - 3}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 6,{25.10^{16}}electron\)
=> Số electron phát xạ từ một đơn vị diện tích của catot trong 1 giây là:
\(n = \frac{N}{S} = \frac{{6,{{25.10}^{16}}}}{{{{10.10}^{ - 6}}}} = 6,{25.10^{21}}electron/{m^2}\)