Câu hỏi 1 :
Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó
- A
vô cùng lớn
- B
có giá trị âm
- C
bằng không
- D
có giá trị dương xác định
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về vật siêu dẫn
Lời giải chi tiết:
Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó bằng không
Câu hỏi 2 :
Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p-n có tác dụng:
- A
Tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản
- B
Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n
- C
Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p
- D
Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p - n có tác dụng tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n
Câu hỏi 3 :
Hạt mang tải điện trong chất điện phân là:
- A
ion dương và ion âm.
- B
electron và ion dương.
- C
electron.
- D
electron, ion dương và ion âm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
Câu hỏi 4 :
Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:
- A
Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
- B
Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
- C
Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
- D
Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Hiện tương nhiệt điện là hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau.
=> Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
Câu hỏi 5 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A
Khi hoà tan axit, bazơ hặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các iôn.
- B
Số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.
- C
Bất kỳ bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
- D
Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm
Câu hỏi 6 :
Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về quá trình dẫn điện tự lực của không khí?
- A
Là quá trình dẫn điện trong không khí thường gặp: tia lửa điện, hồ quang điện
- B
Là quá trình dẫn điện trong không khí không cần tác nhân ion hóa từ bên ngoài
- C
Là quá trình dẫn điện trong không khí do tác nhân ion hóa từ bên ngoài
- D
Là quá trình dẫn điện trong không khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
A, B, D - đúng
C- sai vì: Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí là quá trình phóng điện vẫn tiếp tục giữ được khi không còn tác nhân ion hoá tác động từ bên ngoài
Câu hỏi 7 :
Chọn phát biểu đúng?
- A
Không khí là chất điện môi trong mọi điều kiện
- B
Không khí có thể dẫn điện trong mọi điều kiện
- C
Chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hóa
- D
Chất khí chỉ dẫn điện khi bị đốt nóng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khi dùng ngọn đèn ga để đốt nóng chất khí hoặc chiếu vào chất khí chùm bức xạ tử ngoại thì trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện.
Ngọn lửa, tia tử ngoại đó được gọi là tác nhân ion hóa
=> Chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hóa
Câu hỏi 8 :
Hạt tải điện trong kim loại là
- A
ion dương và ion âm
- B
electron và ion dương
- C
electron
- D
electron, ion dương và ion âm
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do
Câu hỏi 9 :
Một sợi dây bằng nhôm có điện trở \(120\Omega \) ở nhiệt độ \({20^0}C\), điện trở của sợi dây đó ở \({179^0}C\) là \(204\Omega \). Hệ số nhiệt điện trở của nhôm là:
- A
4,8.10-3K-1
- B
4,4.10-3K-1
- C
4,3.10-3K-1
- D
4,1.10-3K-1
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng biểu thức mối liên hệ giữa điện trở và nhiệt độ: \(R = {R_0}{\rm{[}}1 + \alpha (t - {t_0}){\rm{]}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Tại t1 = 200C : R1 = 120 \(\Omega \)
+ Tại t2 = 1790C: R2 = 204 \(\Omega \)
Mặt khác, ta có:
\(\begin{array}{l}{R_2} = {R_1}{\rm{[}}1 + \alpha ({t_2} - {t_1}){\rm{]}} \leftrightarrow {\rm{204}} = {\rm{120[}}1 + \alpha (179 - 20){\rm{]}}\\ \to \alpha = 4,{4.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\end{array}\)
Câu hỏi 10 :
Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là
- A
6,7 A
- B
3,35 A
- C
24124 A
- D
108 A
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức Fa-ra-đây: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)
=> \(I\, = \,\frac{{n.F.m}}{{A.t}}\)
Với
+ m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)
+ A: khối lượng mol của chất thu được ở điện cực
+ n: số electron trao đổi ở điện cực
+ I: cường độ dòng điện (A)
+ t: thời gian điện phân (s)
+ F: hằng số Faraday ≈ 96500 C.mol-1
Lời giải chi tiết:
Ta có khối lượng bạc bám ở cực âm:
\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It \to I = \frac{{mFn}}{{At}}\)
Với m = 27 gam, F = 96500 C.mol-1, n = 1, A = 108, t = 1 giờ = 3600s
\( \to I = \frac{{27.96500.1}}{{108.3600}}\, = \,6,7A\)
Câu hỏi 11 :
Một bộ nguồn điện gồm $30$ pin mắc thành $3$ nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có $10$ pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động $0,9V$ và điện trở trong \(0,6\Omega\). Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở \(205\Omega\) được mắc vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Anốt của bình điện phân bằng đồng. Khối lượng đồng bám vào catốt của bình trong thời gian $50$ phút là? Biết đồng có $A = 64, n = 2$
- A
0,0131g
- B
1,31g
- C
0,0113g
- D
0,0311g
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Áp dụng biểu thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc hỗn hợp đối xứng
+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
+ Áp dụng công thức định luật Faraday: \(m = \frac{1}{F}\frac{{AIt}}{n}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
- Suất điện động của bộ nguồn: Eb = 3E0 = 3.0,9 = 2,7V
- Điện trở trong của bộ nguồn: \({r_b} = 3\frac{r}{{10}} = 3.\frac{{0,6}}{{10}} = 0,18\Omega \)
- Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{{2,7}}{{205 + 0,18}} = 0,01316\,A\)
- Khối lượng đồng bám vào catốt của bình trong thời gian 50 phút là:
\(m = \frac{1}{F}\frac{{AIt}}{n} = \frac{{64.0,01316.50.60}}{{96500.2}} = 0,0131g\)
Câu hỏi 12 :
Cường độ dòng điện bão hòa trong điốt chân không bằng 1mA. Số electron bứt ra khỏi catốt trong thời gian 1 giây là:
- A
6,25.1015
- B
1,6.1015
- C
3,75.1015
- D
3,2.1015
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính cường độ dòng điện: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t} \to N = \frac{{It}}{{\left| e \right|}} = \frac{{{{10}^{ - 3}}.1}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 6,{25.10^{15}}\)