Câu hỏi 1 :
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A
Khi một điện tích chuyển động trong điện trường đều và chỉ tác dụng của lực điện trường thì điện tích luôn chuyển động nhanh dần đều.
- B
Khi một điện tích chuyển động trong điện trường đều và chỉ chịu tác dụng của lực điện trường thì quỹ đạo của điện tích là đường thẳng.
- C
Lực điện trường tác dụng lên điện tích tại mọi vị trí của điện tích đều như nhau.
- D
Lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm có phương tiếp tuyến với đường sức
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về lực điện và chuyển động của electron trong điện trường
Lời giải chi tiết:
Lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm có phương tiếp tuyến với đường sức
Câu hỏi 2 :
Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng mối liên hệ giữa hiệu điện thế $(U)$ và cường độ dòng điện $(I)$ trong đoạn mạch chỉ có điện trở?
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \frac{U}{R} \to U = IR\)
=> Đồ thị có dạng của hàm số y = ax
Câu hỏi 3 :
Chọn phương án sai. Nguyên nhân gây ra sự nhiễm điện của các vật
- A
Cọ xát
- B
Tiếp xúc
- C
Hưởng ứng
- D
Phản ứng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có, sự nhiễm điện của các vật do 3 nguyên nhân là:
- Nhiễm điện do cọ xát
- Nhiễm điện do tiếp xúc
- Nhiễm điện do hưởng ứng
=> Phương án D - sai
Câu hỏi 4 :
Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
- A
$E = {9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}$
- B
$E = - {9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}$
- C
$E = - {9.10^9}.\frac{Q}{r}$
- D
$E = {9.10^9}.\frac{Q}{r}$
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính cường độ điện trường gây ra tại một điểm:
\(E = \frac{F}{{\left| q \right|}} = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Cường độ điện trường gây ra tại một điểm trong chân không (ε = 1):
\(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}} = - k\dfrac{Q}{{{r^2}}}\)
Vì \(Q < 0\) mà cường độ điện trường là đại lượng dương \(E > 0\) nên nếu ta bỏ dấu trị tuyệt đối của Q thì phải thêm dấu “-“ đằng trước để cường độ điện trường dương
Câu hỏi 5 :
Nguyên tử gồm có:
- A
proton và electron
- B
electron và notron
- C
electron, proton và nơtron
- D
proton và notron
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Mọi nguyên tử gồm có:
- Hạt nhân ở trung tâm mang điện tích dương, notrơn không mang điện
- Lớp vỏ các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu hỏi 6 :
Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?
- A
Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
- B
Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton
- C
Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương
- D
Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
A, B, D - đúng
C - sai vì nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm
Câu hỏi 7 :
Biểu thức nào sau đây xác định công của lực điện?
- A
A = qUd
- B
A = qEd
- C
A = qE
- D
\(A = \frac{{qE}}{d}\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Công của lực điện được xác định bởi biểu thức: A = qEd
Câu hỏi 8 :
Dòng điện là:
- A
dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
- B
dòng chuyển động của các điện tích.
- C
dòng chuyển dời của electron.
- D
dòng chuyển dời của ion dương.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng.
Câu hỏi 9 :
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.
- B
Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau.
- C
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
- D
Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A, B, C- đúng
D - sai vì: Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện chưa bị đánh thủng.
Câu hỏi 10 :
Chọn một đáp án sai:
- A
cường độ dòng điện đo bằng ampe kế
- B
để đo cường độ dòng điện phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch
- C
dòng điện qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế
- D
dòng điện qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về dụng cụ đo
Lời giải chi tiết:
A, B, C - đúng
D - sai vì: Dòng điện qua ampe kế đi vào từ cực dương và đi ra từ cực âm
Câu hỏi 11 :
Điện trường là
- A
môi trường không khí quanh điện tích
- B
môi trường chứa các điện tích
- C
môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích đặt trong nó
- D
môi trường dẫn điện
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ta có: Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác điện
=> Phương án C đúng
Câu hỏi 12 :
Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì
- A
có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
- B
có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
- C
có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
- D
có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Khi mắc song song các nguồn điện giống nhau, ta có:
- Suất điện động bộ nguồn: Eb = E.
- Điện trở trong bộ nguồn: rb = \(\frac{r}{n}\).
Câu hỏi 13 :
Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại
- A
Có hai nữa tích điện trái dấu.
- B
Tích điện dương.
- C
Tích điện âm.
- D
Trung hoà về điện.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có, khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu tức là trung hòa về điện
Câu hỏi 14 :
Hai quả cầu nhỏ có điện tích \(2\mu C\) và \(6\mu C\), tương tác với nhau một lực \(0,1N\) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
- A
\(\dfrac{{3\sqrt 3 }}{5}m\)
- B
\(1,08m\)
- C
\(\dfrac{3}{5}m\)
- D
\(0,18m\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng biểu thức tính lực tương tác tĩnh điện: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Theo định luật Cu-lông, ta có: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
- Đặt trong chân không \( \Rightarrow \varepsilon = 1\)
\(\begin{array}{l}F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\ \Rightarrow r = \sqrt {k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{F}} = \sqrt {{{9.10}^9}\dfrac{{\left| {{{2.10}^{ - 6}}{{.6.10}^{ - 6}}} \right|}}{{0,1}}} = \dfrac{{3\sqrt 3 }}{5}m\end{array}\)
Câu hỏi 15 :
Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau được treo ở hai đầu dây có cùng chiều dài. Hai đầu kia của hai dây móc vào cùng một điểm. Cho hai quả cầu tích điện bằng nhau, lúc cân bằng chúng cách nhau r = 6,35cm. Chạm tay vào một trong hai quả cầu, hãy tính khoảng cách r’ giữa hai quả cầu sau khi chúng đạt vị trí cân bằng mới. Giả thiết chiều dài mỗi dây khá lớn so với khoảng cách hai quả cầu lúc cân bằng.
- A
2cm
- B
3cm
- C
4cm
- D
5cm
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Áp dụng phương pháp giải bài toán con lắc tích điện
+ Vận dụng công thức lượng giác
+ Áp dụng công thức tính lực tương tác điện tích: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
+ Áp dụng công thức tính giá trị gần đúng
Lời giải chi tiết:
- Các lực tác dụng lên quả cầu gồm: Trọng lực \(\overrightarrow P \), lực căng dây \(\overrightarrow T \), lực tương tác tĩnh điện\(\overrightarrow F \).
- Khi quả cầu cân bằng, ta có:
Câu hỏi 16 :
Cho hai tấm kim loại song song, nằm ngang, nhiễm điện trái dấu. Khoảng không gian giữa hai tấm kim loại chứa đầy dầu. Điện trường giữa hai tấm kim loại là điện trường đều hướng từ trên xuống và có độ lớn 20000V/m. Một quả cầu bằng sắt có bán kính 1cm mang điện tích q nằm lơ lửng ở khoảng không gian giữa hai tấm kim loại. Điện tích q có giá trị bằng bao nhiểu? Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3, của dầu là 800kg/m3. Lấy g = 10m/s2.
- A
q = -4.10-6C
- B
q = 4.10-6C
- C
q = -14,7.10-6C
- D
q = 14,7.10-6C
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Xác định các lực tác dụng lên vật
+ Áp dụng điều kiện cân bằng của vật
+ Áp dụng biểu thức tính lực đẩy acsimét: FA= ρVg
+ Áp dụng biểu thức tính cường độ điện trường: \(E = \frac{F}{q}\)
Lời giải chi tiết:
Các lực tác dụng lên quả cầu gồm: lực điện \(\overrightarrow F \) , trọng lực \(\overrightarrow P \)hướng xuống và lực đẩy Acsimét \(\overrightarrow {{F_A}} \)hướng lên.
+ Điều kiện cân bằng của quả cầu: \(\overrightarrow P + \overrightarrow F + \overrightarrow {{F_A}} = 0\)
\(\left\{ \begin{array}{l}P = mg = {\rho _{vat}}Vg = {\rho _{vat}}\frac{4}{3}\pi {R^3}g\\{F_A} = {\rho _{mt}}Vg = {\rho _{mt}}\frac{4}{3}\pi {R^3}g\end{array} \right.\)
Ta có khối lượng riêng của vật lớn hơn \( \to P > {F_A} \to F = P - {F_A}\)
\(\begin{array}{l}F = P - {F_A} \leftrightarrow \left| q \right|E = P - {F_A}\\ \to \left| q \right| = \dfrac{{P - {F_A}}}{E} = \dfrac{{\dfrac{4}{3}\pi {R^3}\left( {{\rho _{vat}} - {\rho _{mt}}} \right)}}{E} = 14,{7.10^{ - 6}}C\end{array}\)
=> Để vật cân bằng thì lực điện phải hướng lên
Ta có, lực ngược hướng với \(\overrightarrow E \) => q < 0
=> q = -14,7.10-6C
Câu hỏi 17 :
Cho mạch điện gồm 3 tụ điện \({C_1} = 1\mu F;{C_2} = 1,5\mu F;{C_3} = 3\mu F\) mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế \({U_{AB}} = 120V\). Điện dung tương đương của bộ tụ là:
- A
\(0,5\mu F\)
- B
\(2\mu F\)
- C
\(5,5\mu F\)
- D
\(0,182\mu F\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính điện dung của bộ tụ khi mắc nối tiếp: \(\frac{1}{{{C_b}}} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}} + ... + \frac{1}{{{C_n}}}\)
Câu hỏi 18 :
Một sạc dự phòng có thể cung cấp dòng điện \(5A\) liên tục trong \(2\) giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong \(8\)giờ thì phải nạp lại.
- A
\(1,25A\)
- B
\(2,5A\)
- C
\(1,8A\)
- D
0,2A
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức: \(I = \dfrac{q}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
- Điện lượng: \(q = It = 5.2.60.60 = 36000C\)
- Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong 24 giờ:
\(I' = \dfrac{q}{t} = \dfrac{{36000}}{{8.60.60}} = 1,25A\)
Câu hỏi 19 :
Một đèn ống loại 40 W được chế tạo để có công suất chiếu sáng bằng đèn dây tóc loại 100 W. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trong trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong 30 ngày sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên. Biết giá tiền điện là 700 đ/kWh.
- A
6300 đ
- B
14700 đ
- C
4900 đ
- D
5600 đ
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \(W = Pt\) khi:
+ Dùng đèn ống
+ Dùng đèn dây tóc
+ So sánh điện năng tiêu thụ giữa 2 loại đèn
Lời giải chi tiết:
+ Điện năng tiêu thụ khi dùng đèn ống: \({W_1} = {\rm{ }}{P_1}.5.30{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}kWh\)
+ Điện năng tiêu thụ khi dùng đèn dây tóc: \({W_2} = {\rm{ }}{P_2}.5.30{\rm{ }} = {\rm{ }}15{\rm{ }}kWh\)
=> Tiền điện giảm được: (W2 – W1).700 đ/kWh = 6300 đ.
Câu hỏi 20 :
Đặt vào hai đầu AB của một đoạn dây dẫn đồng chất, tiết diện đều một hiệu điện thế U. Tỉ số các hiệu điện thế UAC và UCB là bao nhiêu? Biết điểm C chia đoạn AB theo tỉ lệ AC/AB = 4/5
- A
4
- B
1,25
- C
0,8
- D
0,25
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Áp dụng biểu thức xác định hiệu điện thế: U = IR
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
Câu hỏi 21 :
Cho mạch điện như hình vẽ
- A
\(3A\)
- B
\(2A\)
- C
\(1A\)
- D
\(0,5A\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch nối tiếp: \(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} + {\rm{ }}....{\rm{ }} + {\rm{ }}{R_n}\)
+ Áp dụng biểu thức xác định điện trở trong mạch song song: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ... + \dfrac{1}{{{R_n}}}\)
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở: \(I = \dfrac{U}{R}\)
Lời giải chi tiết:
Từ mạch điện, ta thấy : \(\left[ {\left[ {{R_1}nt{R_2}} \right]//{R_3}} \right]nt{R_4}\)
Ta có:
+ \({R_1}nt{R_2}\) suy ra: \({R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 1 + 2 = 3\Omega \)
+ \({R_{12}}//{R_3}\) suy ra: \(\dfrac{1}{{{R_{123}}}} = \dfrac{1}{{{R_{12}}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}} \Rightarrow {R_{123}} = \dfrac{{{R_{12}}.{R_3}}}{{{R_{12}} + {R_3}}} = \dfrac{{3.2}}{{3 + 2}} = 1,2\Omega \)
+ \({R_{123}}nt{R_4}\) suy r: \({R_{td}} = {R_{123}} + {R_4} = 1,2 + 0,8 = 2\Omega \)
Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{U}{{{R_{td}}}} = \dfrac{6}{2} = 3A\)
Câu hỏi 22 :
Cho mạch điện như hình vẽ:
- A
\(2,4V\)
- B
\(9,6V\)
- C
\( - 1,2V\)
- D
\(8,4V\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của các điện trở mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2} + ...\)
+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của các điện trở mắc song song: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ...\)
+ Sử dụng biểu thức định luật ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{{R_N} + r}}\)
+ Sử dụng biểu thức định luật ôm.
Lời giải chi tiết:
+ Ta có mạch gồm: \(\left[ {{R_1}nt{R_2}} \right]//\left[ {{R_3}nt{R_4}} \right]\)
\(\left\{ \begin{array}{l}{R_{12}} = {R_1} + {R_2} = 4 + 4 = 8\Omega \\{R_{34}} = {R_3} + {R_4} = 3 + 5 = 8\Omega \end{array} \right.\)
Điện trở tương đương của mạch ngoài: \({R_N} = \dfrac{{{R_{12}}{R_{23}}}}{{{R_{12}} + {R_{23}}}} = \dfrac{{8.8}}{{8 + 8}} = 4\Omega \)
+ Cường độ dòng điện trong mạch chính: \(I = \dfrac{E}{{{R_N} + r}} = \dfrac{{12}}{{4 + 1}} = 2,4A\)
+ Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B: \({U_{AB}} = I.{R_N} = 2,4.4 = 9,6V\)
+ Do \({R_{12}}\) và \({R_{34}}\) bằng nhau, mà chúng mắc song song nên ta có: \({I_{12}} = {I_{34}} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{R_{12}}}} = \dfrac{{9,6}}{8} = 1,2A\)
\( \Rightarrow {U_{CD}} = - {U_1} + {U_3}\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = {I_{12}}{R_1} = 1,2.4 = 4,8V\\{U_3} = {I_{34}}.{R_3} = 1,2.3 = 3,6V\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow {U_{CD}} = - 4,8 + 3,6 = - 1,2V\)
Câu hỏi 23 :
Cho mạch điện sau:
Biết E = 24V, r = 2$\Omega $, R1 = R2 = 5$\Omega $, C1 = 4.10-7F, C2 = 6.10-7F.
Điện tích trên 2 bản tụ điện khi K mở là
- A
Q1 = Q2 = 4,8.10-6C
- B
Q1 = 2,4.10-7C, Q2 = 4,8.10-6C
- C
Q1 = Q2 = 2,4.10-7C
- D
Q1 = 4,8.10-6C , Q2 = 2,4.10-7C
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \frac{E}{{{R_N} + r}}\)
+ Áp dụng biểu thức tính điện dung nối tiếp: \(\frac{1}{C} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}}\)
+ Áp dụng biểu thức Q = CU
Lời giải chi tiết:
Ta có: Dòng điện một chiều không qua tụ điện nên khi khóa K mở - dòng điện chỉ chạy qua R1 và R2.
Dòng điện chạy trong mạch:
\(I = \frac{E}{{{R_1} + {R_2} + r}} = \frac{{24}}{{5 + 5 + 2}} = 2(A)\)
+ Khi đó, R1 và R2 mắc nối tiếp nhau nên hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là: UAB = I.R12 = 2.10 = 20V
+ Vì hai tụ điện mắc nối tiếp nên điện dung của bộ tụ là:
\(\frac{1}{C} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}} \to C = \frac{{{C_1}{C_2}}}{{{C_1} + {C_2}}} = 2,{4.10^{ - 7}}F\)
+ Hiệu điện thế của bộ tụ C là: U = UAB = 20V
Vì hai tụ điện mắc nối tiếp nên: Q1 = Q2 = Q = CU = 2,4.10-7.20 = 4,8.10-6C
Câu hỏi 24 :
Đặt tại $6$ đỉnh của lục giác đều các điện tích $q$, $-2q$, $3q$, $4q$, $-5q$ và $q'$. Xác định $q'$ theo $q$ để cường độ điện trường tại tâm O của lục giác bằng $0$ biết $q > 0$.
- A
$q'= -6q$
- B
$q'= 6q$
- C
$q'=-q$
- D
$q'= q$
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: \(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} + ... + \overrightarrow {{E_n}} \)
+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi
+ \(\overrightarrow {{E_{3q}}} \) là điện trường tổng hợp tại O do $q$ và $4q$ gây ra.
+ \(\overrightarrow {{E_{ - 3q}}} \) là điện trường tổng hợp tại O do $-5q$ và $-2q$ gây ra.
+ \(\overrightarrow {{E_3}} \) là điện trường tổng hợp tại O do $q$ và $4q$ gây ra.
Các véctơ được biểu diễn như hình.
Câu hỏi 25 :
Cho mạch điện như hình vẽ:
- A
V1 = 4V, V2 = 6V
- B
V1 = 2V, V2 = 6V
- C
V1 = 6V, V2 = 2V
- D
V1 = 2V, V2 = 8V
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
+ Khi r = 0
- Giả sử RV vô cùng lớn: RV = ∞
+ Số chỉ trên V1 là: \({U_1} = 5R\dfrac{E}{{6R}} = \dfrac{5}{6}E = \dfrac{5}{6}.24 = 20V\)
Điều này trái với giả thiết => điều giả sử là sai hay RV hữu hạn.
- Ta có: UAC = 24V => UBC = 12V
\( \to {R_{CMNB}} = R \\\leftrightarrow \dfrac{{(2R + {R_{PQ}}){R_V}}}{{2R + {R_{PQ}} + {R_V}}} = R\)
Với \({R_{PQ}} = \dfrac{{3R.{R_V}}}{{3R + {R_V}}} \to {R_V} = 1,5R\)
+ Khi r khác 0
Mạch ngoài tiêu thụ công suất cực đại khi: RN = r
Ta có:
\({R_{AB}} = R \leftrightarrow \dfrac{{(2R + {R_{PQ}}){R_V}}}{{2R + {R_{PQ}} + {R_V}}} = R \to {R_N} = R + {R_{AB}} = 2R\)
Số chỉ trên V1 là :
\({U_1}' = {U_{AB}} = \dfrac{E}{{R + {R_{AB}} + r}}{R_{AB}} = 6V\)
Số chỉ trên V2 là:
\({U_1}' = {U_{PQ}} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{R_{APQB}}}}{R_{PQ}} = 2V\)