Câu hỏi 1 :

Chọn phát biểu đúng. Phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ có hai nghiệm ${x_1};{x_2}$. Khi đó

  • A

    $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - \dfrac{b}{a}\\{x_1}.{x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.$

  • B

    $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{b}{a}\\{x_1}.{x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.$

  • C

    $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - \dfrac{b}{a}\\{x_1}.{x_2} =  - \dfrac{c}{a}\end{array} \right.$

  • D

    $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{b}{a}\\{x_1}.{x_2} =  - \dfrac{c}{a}\end{array} \right.$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Cho phương trình bậc hai $a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0).$ Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình thì

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Câu hỏi 2 :

Chọn phát biểu đúng. Phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ có $a - b + c = 0$. Khi đó

  • A

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} = 1$, nghiệm kia là ${x_2} = \dfrac{c}{a}$

  • B

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} =  - 1$, nghiệm kia là ${x_2} = \dfrac{c}{a}$

  • C

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} =  - 1$, nghiệm kia là ${x_2} =  - \dfrac{c}{a}.$

  • D

    Phương trình có một nghiệm ${x_1} = 1$, nghiệm kia là ${x_2} =  - \dfrac{c}{a}.$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

+) Nếu phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$có $a + b + c = 0$ thì phương trình có một nghiệm ${x_1} = 1$, nghiệm kia là ${x_2} = \dfrac{c}{a}.$

+ ) Nếu phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$có $a - b + c = 0$ thì phương trình có một nghiệm ${x_1} =  - 1$, nghiệm kia là ${x_2} =  - \dfrac{c}{a}.$

Câu hỏi 3 :

Cho hai số có tổng là $S$ và tích là $P$ với ${S^2} \ge 4P$. Khi đó hai số đó là hai nghiệm của phương trình nào dưới đây?

  • A

    ${X^2} - PX + S = 0$

  • B

    ${X^2} - SX + P = 0$

  • C

    $S{X^2} - X + P = 0$

  • D

    ${X^2} - 2SX + P = 0$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Nếu hai số có tổng bằng $S$ và tích bằng $P$ thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình ${X^2} - SX + P = 0$ (ĐK: ${S^2} \ge 4P$)

Câu hỏi 4 :

Không giải phương trình, tính tổng hai nghiệm (nếu có) của phương trình ${x^2} - 6x + 7 = 0$

  • A

    $\dfrac{1}{6}$

  • B

    $3$

  • C

    $6$

  • D

    $7$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng  hệ thức Vi-et

Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ thì  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Lời giải chi tiết :

Phương trình ${x^2} - 6x + 7 = 0$ có $\Delta  = {\left( { - 6} \right)^2} - 4.1.7 = 8 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm ${x_1};{x_2}$

Theo hệ thức Vi-et ta có ${x_1} + {x_2} =  - \dfrac{{ - 6}}{1} \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = 6$

Câu hỏi 5 :

Gọi ${x_1};{x_2}$ là nghiệm của phương trình ${x^2} - 5x + 2 = 0$. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức $A = x_1^2 + x_2^2$

  • A

    $20$

  • B

    $21$

  • C

    $22$

  • D

    $23$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng  hệ thức Vi-et

Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ thì  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Bước 2: Biến đổi $A = x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2}$

Lời giải chi tiết :

Phương trình ${x^2} - 5x + 2 = 0$ có $\Delta  = {\left( { - 5} \right)^2} - 4.1.2 = 17 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm ${x_1};{x_2}$

Theo hệ thức Vi-et ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 5\\{x_1}.{x_2} = 2\end{array} \right.\).

Ta có $A = x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {5^2} - 2.2 = 21$

Câu hỏi 6 :

Gọi ${x_1};{x_2}$ là nghiệm của phương trình ${x^2} - 20x - 17 = 0$. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức $C = x_1^3 + x_2^3$

  • A

    $9000$

  • B

    $2090$

  • C

    $2090$

  • D

    $9020$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng  hệ thức Vi-et

Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ thì  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Bước 2: Biến đổi biểu thức $C$ để sử dụng được hệ thức Vi-et.

Lời giải chi tiết :

Phương trình ${x^2} - 20x - 17 = 0$ có $\Delta  = 468 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm ${x_1};{x_2}$

Theo hệ thức Vi-et ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 20\\{x_1}.{x_2} =  - 17\end{array} \right.\).

Ta có \(C=x_1^3+x_2^3\)$= x_1^3 + 3x_1^2{x_2} + 3{x_1}x_2^2 + x_2^3 - 3x_1^2{x_2} - 3{x_1}x_2^2$

$=(x_1+x_2)^3-3x_1x_2(x_1+x_2)$$= {20^3} - 3.\left( { - 17} \right).20 = 9020$

Câu hỏi 7 :

Gọi ${x_1};{x_2}$ là nghiệm của phương trình $ - 2{x^2} - 6x - 1 = 0$. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức $N = \dfrac{1}{{{x_1} + 3}} + \dfrac{1}{{{x_2} + 3}}$

  • A

    $6$

  • B

    $2$

  • C

    $5$

  • D

    $4$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng  hệ thức Vi-et

Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,\,(a \ne 0)$ thì  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

Bước 2: Biến đổi biểu thức $N$ để sử dụng được hệ thức Vi-et.

Lời giải chi tiết :

Phương trình $ - 2{x^2} - 6x - 1 = 0$ có $\Delta  = {\left( { - 6} \right)^2} - 4.\left( { - 2} \right).\left( { - 1} \right) = 28 > 0$ nên phương trình có hai nghiệm ${x_1};{x_2}$

Theo hệ thức Vi-et ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - 3\\{x_1}.{x_2} = \dfrac{1}{2}\end{array} \right.\).

Ta có $N = \dfrac{1}{{{x_1} + 3}} + \dfrac{1}{{{x_2} + 3}} = \dfrac{{{x_1} + {x_2} + 6}}{{{x_1}{x_2} + 3\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 9}} = \dfrac{{ - 3 + 6}}{{\dfrac{1}{2} + 3.\left( { - 3} \right) + 9}}$$ = 6$

Câu hỏi 8 :

Biết rằng phương trình  $\left( {m - 2} \right){x^2} - \left( {2m + 5} \right)x + m + 7 = 0\,\left( {m \ne 2} \right)$ luôn có nghiệm ${x_1};{x_2}$ với mọi $m$. Tìm ${x_1};{x_2}$ theo $m$.

  • A

    ${x_1} =  - 1;{x_2} =  - \dfrac{{m + 7}}{{m - 2}}$

  • B

    ${x_1} = 1;{x_2} =  - \dfrac{{m + 7}}{{m - 2}}$

  • C

    ${x_1} = 1;{x_2} = \dfrac{{m + 7}}{{m - 2}}$

  • D

    ${x_1} =  - 1;{x_2} = \dfrac{{m + 7}}{{m - 2}}$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng cách nhẩm nghiệm :

Xét phương trình bậc hai : $a{x^2} + bx + c = 0{\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)$.

+) Nếu phương trình có $a + b + c = 0$ thì phương trình có một nghiệm ${x_1} = 1$, nghiệm kia là ${x_2} = \dfrac{c}{a}.$

+ ) Nếu phương trình có $a - b + c = 0$ thì phương trình có một nghiệm ${x_1} =  - 1$, nghiệm kia là ${x_2} =  - \dfrac{c}{a}.$

Lời giải chi tiết :

Phương trình  $\left( {m - 2} \right){x^2} - \left( {2m + 5} \right)x + m + 7 = 0$ có $a = m - 2;b =  - 2m - 5;c = m + 7$

Vì $a + b + c = m - 2 - 2m - 5 + m + 7 = 0$ nên phương trình có hai nghiệm ${x_1} = 1;{x_2} = \dfrac{{m + 7}}{{m - 2}}$.

Câu hỏi 9 :

Tìm hai nghiệm của phương trình $18{x^2} + 23x + 5 = 0$ sau đó phân tích đa thức $A = 18{x^2} + 23x + 5$ sau thành nhân tử.

  • A

    ${x_1} =  - 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}};$

    $A = 18\left( {x + 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$

  • B

    ${x_1} =  - 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}};$

    $A = \left( {x + 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$

  • C

     ${x_1} =  - 1;{x_2} = \dfrac{5}{{18}};$

    $A = 18\left( {x + 1} \right)\left( {x - \dfrac{5}{{18}}} \right)$

  • D

    ${x_1} = 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}};$

    $A = 18\left( {x - 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Bước 1 : Tìm hai nghiệm của phương trình đã cho

Bước 2 : Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng

Nếu tam thức bậc hai $a{x^2} + bx + c{\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)$ có hai nghiệm ${x_1}$ và ${x_2}$ thì nó được phân tích thành nhân tử: $a{x^2} + bx + c = a\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_2}} \right)$

Lời giải chi tiết :

Phương trình $18{x^2} + 23x + 5 = 0$ có $a - b + c = 18 - 23 + 5 = 0$ nê phương trình có hai nghiệm phân biệt là ${x_1} =  - 1;{x_2} =  - \dfrac{5}{{18}}$. Khi đó $A = 18.\left( {x + 1} \right)\left( {x + \dfrac{5}{{18}}} \right)$.

Câu hỏi 10 :

Tìm $u - v$ biết rằng $u + v = 15,uv = 36$ và $u > v$

  • A

    $8$

  • B

    $12$

  • C

    $9$

  • D

    $10$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Để tìm hai số $x,y$ khi biết tổng $S = x + y$ và tích $P = xy$, ta làm như sau:

+ Xét điều kiện ${S^2} \ge 4P$. Giải phương trình ${X^2} - SX + P = 0$ để tìm các nghiệm ${X_1},{X_2}$.

+ Khi đó các số cần tìm $x,y$ là $x = {X_1},y = {X_2}$ hoặc $x = {X_2},y = {X_1}$.

Lời giải chi tiết :

Ta có $S = u + v = 15,P = uv = 36$ . Nhận thấy ${S^2} = 225 > 144 = 4P$ nên $u,v$ là hai nghiệm của phương trình

${x^2} - 15x + 36 = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 12} \right)\left( {x - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 12\\x = 3\end{array} \right.$

Vậy $u = 12;v = 3$ (vì $u > v$) nên $u - v = 12 - 3 = 9$.

Câu hỏi 11 :

Lập phương trình nhận hai số $3 - \sqrt 5 $ và $3 + \sqrt 5 $ làm nghiệm.

  • A

    ${x^2} - 6x - 4 = 0$

  • B

    ${x^2} - 6x + 4 = 0$

  • C

    ${x^2} + 6x + 4 = 0$

  • D

    $ - {x^2} - 6x + 4 = 0$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Bước 1 : Tìm tổng $S$ và tích $P$ của hai nghiệm.

Bước 2 :  : Hai số đó là hai nghiệm của phương trình ${X^2} - SX + P = 0$ (ĐK: ${S^2} \ge 4P$)

Lời giải chi tiết :

Ta có $S = 3 - \sqrt 5  + 3 + \sqrt 5  = 6$ và $P = \left( {3 - \sqrt 5 } \right)\left( {3 + \sqrt 5 } \right) = 4$

Nhận thấy ${S^2} = 36 > 16 = 4P$ nên hai số $3 - \sqrt 5 $ và $3 + \sqrt 5 $ là nghiệm của phương trình ${x^2} - 6x + 4 = 0$.

Câu hỏi 12 :

Biết rằng phương trình \({x^2} - \left( {2a - 1} \right)x - 4a - 3 = 0\) luôn có hai nghiệm ${x_1};{x_2}$ với mọi $a$. Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào \(a\).

  • A

    $2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) - {x_1}{x_2} = 5$

  • B

    $2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) - {x_1}{x_2} =  - 5$

  • C

    $2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + {x_1}{x_2} = 5$

  • D

    $2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + {x_1}{x_2} =  - 5$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

- Sử dụng hệ thức Vi-et: Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình $a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0)$thì \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)

-Biến đổi hệ thức thu được (dùng phương pháp cộng đại số, phương pháp thế…) để triệt tiêu tham số.

Lời giải chi tiết :

Theo Vi-ét ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2a - 1\\{x_1} \cdot {x_2} =  - 4a - 3\end{array} \right.\)$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) = 4a - 2\\{x_1}.{x_2} =  - 4a - 3\end{array} \right. \Rightarrow 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + {x_1}{x_2} =  - 5$

Vậy hệ thức cần tìm là $2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + {x_1}{x_2} =  - 5$.

Câu hỏi 13 :

Tìm các giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x - m + 2 = 0\) có hai nghiệm trái dấu.

  • A

    $m < 2$

  • B

    $m > 2$

  • C

    $m = 2$

  • D

    $m > 0$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Khi đó phương trình có hai nghiệm trái dấu \( \Leftrightarrow ac < 0\).

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x - m + 2 = 0\)$\left( {a = 1;b =  - 2\left( {m - 1} \right);c =  - m + 2} \right)$

Nên phương trình có hai nghiệm trái dấu khi $ac < 0 \Leftrightarrow 1.\left( { - m + 2} \right) < 0 \Leftrightarrow m > 2$

Vậy $m > 2$ là giá trị cần tìm.

Câu hỏi 14 :

Tìm các giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 3} \right)x + 8 - 4m = 0\) có hai nghiệm âm phân biệt.

  • A

    $m < 2$ và $m \ne 1$

  • B

    $m < 3$

  • C

    $m <2$

  • D

    $m > 0$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Khi đó phương trình có hai nghiệm âm phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\P > 0\\S < 0\end{array} \right.\).

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 3} \right)x + 8 - 4m = 0\)$\left( {a = 1;b' =  - \left( {m - 3} \right);c = 8 - 4m} \right)$

Ta có $\Delta ' = {\left( {m - 3} \right)^2} - \left( {8 - 4m} \right) $$= {m^2} - 2m + 1 = {\left( {m - 1} \right)^2}$;

$S = {x_1} + {x_2} = 2\left( {m - 3} \right);$$P = {x_1}.{x_2} = 8 - 4m$

Vì $a = 1 \ne 0$ nên phương trình có hai nghiệm âm phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\P > 0\\S < 0\end{array} \right.\)$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {m - 1} \right)^2} > 0\\2\left( {m - 3} \right) < 0\\8 - 4m > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 1\\m < 3\\m <2\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 1\\m < 2\end{array} \right.$

Vậy $m < 2$ và $m \ne 1$ là giá trị cần tìm.

Câu hỏi 15 :

Tìm các giá trị nguyên của \(m\) để phương trình \({x^2} - 6x + 2m + 1 = 0\) có hai nghiệm dương phân biệt

  • A

    $m \in \left\{ { - 1;1;2;3} \right\}$

  • B

    $m \in \left\{ {1;2;3} \right\}$

  • C

    $m \in \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}$

  • D

    $m \in \left\{ {0;1;2;3} \right\}$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Khi đó phương trình có hai nghiệm dương  phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\P > 0\\S > 0\end{array} \right.\).

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} - 6x + 2m + 1 = 0\)$\left( {a = 1;b' =  - 3;c = 2m + 1} \right)$

Ta có $\Delta ' = 9 - 2m - 1 = 8 - 2m$; $S = {x_1} + {x_2} = 6;P = {x_1}.{x_2} = 2m + 1$

Vì $a = 1 \ne 0$nên phương trình có hai nghiệm dương phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\P > 0\\S > 0\end{array} \right.\)$\left\{ \begin{array}{l}8 - 2m > 0\\6 > 0\\2m + 1 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < 4\\m >  - \dfrac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow  - \dfrac{1}{2} < m < 4$ mà $m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m \in \left\{ {0;1;2;3} \right\}$

Vậy $m \in \left\{ {0;1;2;3} \right\}$.

Câu hỏi 16 :

Tìm các giá trị của \(m\) để phương trình \(m{x^2} - 2\left( {m - 2} \right)x + 3\left( {m - 2} \right) = 0\) có hai nghiệm phân biệt cùng dấu.

  • A

    $m < 0$

  • B

    $m > 1$

  • C

    $ - 1 < m < 0$

  • D

    $m > 0$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Khi đó phương trình có hai nghiệm cùng dấu \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\P > 0\end{array} \right.\).

Lời giải chi tiết :

Phương trình \(m{x^2} - 2\left( {m - 2} \right)x + 3\left( {m - 2} \right) = 0\)$\left( {a = m;b =  - 2\left( {m - 2} \right);c = 3\left( {m - 2} \right)} \right)$

Ta có $\Delta ' = {\left( {m - 2} \right)^2} - 3m\left( {m - 2} \right) =  - 2{m^2} + 2m + 4 = \left( {4 - 2m} \right)\left( {m + 1} \right)$; $P = {x_1}.{x_2} = \dfrac{{3\left( {m - 2} \right)}}{m}$

Phương trình có hai nghiệm phân biệt cùng dấu khi \(\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta  > 0\\P > 0\end{array} \right.\)$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\\left( {4 - 2m} \right)\left( {m + 1} \right) > 0\\\dfrac{{3\left( {m - 2} \right)}}{m} > 0\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\ - 1 < m < 2\\\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < 0\end{array} \right.\end{array} \right. \Rightarrow  - 1 < m < 0$

Vậy $ - 1 < m < 0$ là giá trị cần tìm.

Câu hỏi 17 :

Tìm các giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} - mx - m - 1 = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn: \(x_1^3 + x_2^3 =  - 1\).

  • A

    $m = 1$

  • B

    $m =  - 1$

  • C

    $m = 0$

  • D

    $m >  - 1$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Bước 1. Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm \(\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta  \ge 0\end{array} \right.\).

Bước 2. Từ hệ thức đã cho và hệ thức Vi-ét, tìm được điều kiện của tham số.

Bước 3. Kiểm tra điều kiện của tham số xem có thỏa mãn điều kiện ở bước 1 hay không rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} - mx - m - 1 = 0\) có $a = 1 \ne 0$ và $\Delta  = {m^2} - 4\left( {m - 1} \right) = {\left( {m - 2} \right)^2}$$ \ge 0;\forall m$ nên phương trình luôn có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\)

Theo hệ thức Vi-ét ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = m\\{x_1}.{x_2} =  - m - 1\end{array} \right.$

 Xét \(x_1^3 + x_2^3 =  - 1\)$ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^3} - 3{x_1}{x_2}\left( {{x_1} + {x_2}} \right) =  - 1 \Leftrightarrow {m^3} - 3m\left( { - m - 1} \right) =  - 1 \Leftrightarrow {m^3} + 3{m^2} + 3m + 1 = 0$

$ \Leftrightarrow {\left( {m + 1} \right)^3} = 0 \Leftrightarrow m =  - 1$

Vậy $m =  - 1$ là giá trị cần tìm.

Câu hỏi 18 :

Tìm các giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} - 5x + m + 4 = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn: \(x_1^2 + x_2^2 = 23\).

  • A

    $m =  - 2$

  • B

    $m =  - 1$

  • C

    $m =  - 3$

  • D

    $m =  - 4$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Bước 1. Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm \(\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta  \ge 0\end{array} \right.\).

Bước 2. Từ hệ thức đã cho và hệ thức Vi-ét, tìm được điều kiện của tham số.

Bước 3. Kiểm tra điều kiện của tham số xem có thỏa mãn điều kiện ở bước 1 hay không rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} - 5x + m + 4 = 0\) có $a = 1 \ne 0$ và $\Delta  = 25 - 4\left( {m + 4} \right) = 9 - 4m$

Phương trình  có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) khi $\Delta  \ge 0 \Leftrightarrow 9 - 4m \ge 0 \Leftrightarrow m \le \dfrac{9}{4}$.

Theo hệ thức Vi-ét ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 5\\{x_1}.{x_2} = m + 4\end{array} \right.$

 Xét \(x_1^2 + x_2^2 = 23\)$ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 23 \Leftrightarrow 25 - 2m - 8 = 23 \Leftrightarrow m =  - 3\,\,\left( {TM} \right)$

Vậy $m =  - 3$ là giá trị cần tìm.

Câu hỏi 19 :

Giá trị nào dưới đây gần nhất với giá trị của \(m\)để phương trình \({x^2} + 3x - m = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn: \(2{x_1} + 3{x_2} = 13\).

  • A

     $416$

  • B

    $415$

  • C

    $414$

  • D

    $418$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Bước 1. Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm \(\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta  \ge 0\end{array} \right.\).

Bước 2. Từ hệ thức đã cho và hệ thức Vi-ét, tìm được điều kiện của tham số.

Bước 3. Kiểm tra điều kiện của tham số xem có thỏa mãn điều kiện ở bước 1 hay không rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} + 3x - m = 0\) có $a = 1 \ne 0$ và $\Delta  = 9 + 4m$

Phương trình  có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) khi $\Delta  \ge 0 \Leftrightarrow 9 + 4m \ge 0 \Leftrightarrow m \ge  - \dfrac{9}{4}$.

Theo hệ thức Vi-ét ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - 3\,\,\,\left( 1 \right)\\{x_1}.{x_2} =  - m\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.$

 Xét \(2{x_1} + 3{x_2} = 13\)$ \Leftrightarrow {x_1} = \dfrac{{13 - 3{x_2}}}{2}$ thế vào phương trình $\left( 1 \right)$ ta được  $\dfrac{{13 - 3{x_2}}}{2} + {x_2} =  - 3 \Leftrightarrow {x_2} = 19 \Rightarrow {x_1} =  - 22$

Từ đó phương trình $\left( 2 \right)$ trở thành $ - 19.22 =  - m \Leftrightarrow m = 418$ (nhận)

Vậy $m = 418$ là giá trị cần tìm.

Câu hỏi 20 :

Tìm giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} + (4m + 1)x + 2(m - 4) = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) và biểu thức \(A = {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A

    $m = 1$

  • B

    $m = 0$

  • C

    $m = 2$

  • D

     $m = 3$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Bước 1. Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm \(\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta  \ge 0\end{array} \right.\).

Bước 2. Từ hệ thức đã cho và hệ thức Vi-ét, tìm được điều kiện của tham số.

Bước 3. Kiểm tra điều kiện của tham số xem có thỏa mãn điều kiện ở bước 1 hay không rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} + (4m + 1)x + 2(m - 4) = 0\) có $a = 1 \ne 0$ và $\Delta  = {\left( {4m + 1} \right)^2} - 8\left( {m - 4} \right) = 16{m^2} + 33 > 0;\forall m$

Nên phương trình  luôn có hai nghiệm  phân biệt \({x_1},{x_2}\).

Theo hệ thức Vi-ét ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - 4m - 1\\{x_1}.{x_2} = 2m - 8\end{array} \right.$

 Xét \(A = {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2} = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} = 16{m^2} + 33 \ge 33\)

Dấu “=” xảy ra khi $m = 0$

Vậy $m = 0$ là giá trị cần tìm.

Câu hỏi 21 :

Tìm giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} - 2(m - 2)x + 2m - 5 = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn \({x_1}(1 - {x_2}) + {x_2}(1 - {x_1}) < 4\)

  • A

    $m > 1$

  • B

    $m < 0$

  • C

    $m > 2$

  • D

    $m < 3$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Bước 1. Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm \(\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta  \ge 0\end{array} \right.\).

Bước 2. Từ hệ thức đã cho và hệ thức Vi-ét, tìm được điều kiện của tham số.

Bước 3. Kiểm tra điều kiện của tham số xem có thỏa mãn điều kiện ở bước 1 hay không rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} - 2(m - 2)x + 2m - 5 = 0\) có $a = 1 \ne 0$ và $\Delta ' = {\left( {m - 2} \right)^2} - 2m + 5 = {m^2} - 6m + 9 = {\left( {m - 3} \right)^2} \ge 0;\forall m$

Nên phương trình  luôn có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\).

Theo hệ thức Vi-ét ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m - 4\\{x_1}.{x_2} = 2m - 5\end{array} \right.$

 Xét \({x_1}(1 - {x_2}) + {x_2}(1 - {x_1}) < 4\)$ \Leftrightarrow \left( {{x_1} + {x_2}} \right) - 2{x_1}{x_2} - 4 < 0 \Leftrightarrow 2m - 4 - 2\left( {2m - 5} \right) - 4 < 0$ $ \Leftrightarrow  - 2m + 2 < 0 \Leftrightarrow m > 1$

Vậy $m > 1$ là giá trị cần tìm.

Câu hỏi 22 :

Cho phương trình \({x^2} + mx + n - 3 = 0\). Tìm m và n để hai nghiệm \({x_1}\,\,;\,\,{x_2}\) của phương trình thỏa mãn hệ \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} - {x_2} = 1\\x_1^2 - x_2^2 = 7\end{array} \right.\)

  • A

    \(m = 7\,\,;\,\,\,n =  - 15\)

  • B

    \(m = 7\,\,;\,\,\,n = 15\)

  • C

    \(m =  - 7\,\,;\,\,\,n = 15\)

  • D

    \(m =  - 7\,\,;\,\,\,n =  - 15\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức \(\Delta \) để tìm điều kiện phương trình có 2 nghiệm, sử dụng định lý Vi – ét biến đổi biểu thức theo \({x_1} + {x_2}\,\,;\,\,{x_1}{x_2}\). Từ đó tìm điều kiện của m và n.

Lời giải chi tiết :

\(\Delta  = {m^2} - 4(n - 3) = {m^2} - 4n + 12\).

Phương trình có hai nghiệm \({x_1}\,\,;\,\,{x_2}\)\( \Leftrightarrow \Delta  \ge 0 \Leftrightarrow {m^2} - 4n + 12 \ge 0\)

Áp dụng định lý Vi – ét ta có: \({x_1} + {x_2} =  - m\,\,\,;\,\,{x_1}{x_2} = n - 3\,\,\,.\)

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} - {x_2} = 1\\
x_1^2 - x_2^2 = 7
\end{array} \right.\)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2} = 1\\({x_1} - {x_2})({x_1} + {x_2}) = 7\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} = 1\\{x_1} + {x_2} = 7\end{array} \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}49 - 4{x_1}{x_2} = 1\\{x_1} + {x_2} = 7\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1}{x_2} = 12\\{x_1} + {x_2} = 7\end{array} \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}n - 3 = 12\\ - m = 7\end{array} \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m =  - 7\\n = 15\end{array} \right.\)

Thử lại ta có: \(\Delta  = {\left( { - 7} \right)^2} - 4.15 + 12 = 1 > 0\,\,\,\left( {tm} \right)\)

Vậy \(m =  - 7;\,\,n = 15.\)

Câu hỏi 23 :

Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} + 3m - 1 = 0\), (\(m\) là tham số).

Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 = 10\).

  • A

    \(m = 1\,;\,\,m = 2\)

  • B

    \(m = - 1\,;\,\,m = - 2\)

  • C

    \(m = 1\,;\,\,m = - 2\)

  • D

    \(m = - 1\,;\,\,m = 2\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng hệ thức Vi-ét.

Lời giải chi tiết :

Để phương trình  \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} + 3m - 1 = 0\)  (*) có 2 nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) thì:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\Delta ' > 0\\ \Leftrightarrow {\left( {m + 1} \right)^2} - {m^2} - 3m + 1 > 0\\ \Leftrightarrow {m^2} + 2m + 1 - {m^2} - 3m + 1 > 0\\ \Leftrightarrow  - m + 2 > 0\\ \Leftrightarrow m < 2\end{array}\)

Khi đó, áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2\left( {m + 1} \right) = 2m + 2\\{x_1}{x_2} = {m^2} + 3m - 1\end{array} \right.\).

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,x_1^2 + x_2^2 = 10\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 10\\ \Leftrightarrow {\left( {2m + 2} \right)^2} - 2\left( {{m^2} + 3m - 1} \right) = 10\\ \Leftrightarrow 4{m^2} + 8m + 4 - 2{m^2} - 6m + 2 = 10\\ \Leftrightarrow 2{m^2} + 2m - 4 = 0\\ \Leftrightarrow {m^2} + m - 2 = 0\\ \Leftrightarrow {m^2} - m + 2m - 2 = 0\\ \Leftrightarrow m\left( {m - 1} \right) + 2\left( {m - 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {m - 1} \right)\left( {m + 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m - 1 = 0\\m + 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m =  - 2\end{array} \right.\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array}\)

Vậy \(m = 1\) hoặc \(m =  - 2\).

Câu hỏi 24 :

Tìm \(a, b\) để đường thẳng \(y = ax + b\) song song với đường thẳng \(y = 4x + 5\) và cắt đồ thị hàm số \(y = {x^2}\) tại hai điểm \(A\left( {{x_1};{y_1}} \right)\), \(B\left( {{x_2};{y_2}} \right)\) phân biệt thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 = 10\).

  • A
    \(a = 4\,;\,\,b = - 1\)
  • B
    \(a = 4\,;\,\,b = - 2\)
  • C
    \(a = 4\,;\,\,b = - 3\)
  • D
    \(a = 4\,;\,\,b = 2\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng hệ thức Vi-ét

Lời giải chi tiết :

Vì đường thẳng \(y = ax + b\) song song với đường thẳng \(y = 4x + 5\) nên \(\left\{ \begin{array}{l}a = 4\\b \ne 5\end{array} \right.\).

Khi đó phương trình đường thẳng cần tìm có dạng \(y = 4x + b\,\,\left( {b \ne 5} \right)\).

Xét phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng \(y = 4x + b\,\,\left( {b \ne 5} \right)\) và parabol \(y = {x^2}\):

\({x^2} = 4x + b \Leftrightarrow {x^2} - 4x - b = 0\,\,\left( * \right)\)

Để đường thẳng \(y = 4x + b\,\,\left( {b \ne 5} \right)\) cắt parabol \(y = {x^2}\) tại 2 điểm phân biệt \(A\left( {{x_1};{y_1}} \right)\), \(B\left( {{x_2};{y_2}} \right)\) thì phương trình (*) phải có 2 nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\).

\( \Rightarrow \Delta ' = {\left( { - 2} \right)^2} + b = 4 + b > 0 \Leftrightarrow b >  - 4\).

Áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 4\\{x_1}{x_2} =  - b\end{array} \right.\).

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,x_1^2 + x_2^2 = 10\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 10\\ \Leftrightarrow {4^2} + 2b = 10\\ \Leftrightarrow 16 + 2b = 10\\ \Leftrightarrow 2b =  - 6\\ \Leftrightarrow b =  - 3\,\,\left( {tm} \right)\end{array}\)

Vậy \(a = 4,\,\,b =  - 3\).

Câu hỏi 25 :

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + {m^2} - 6 = 0\) có hai nghiệm \({x_1},\,\,{x_2}\) sao cho \(x_1^2 + 4{x_1} + 2{x_2} - 2m{x_1} =  - 3\).

  • A
    \(m = 1\)
  • B
    \(m = - 1\)
  • C
    \(m = 2\)
  • D
    \(m = \dfrac{1}{2}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Sử dụng hệ thức Vi-ét

Lời giải chi tiết :

Để phương trình đã cho có 2 nghiệm \({x_1},\,\,{x_2}\) thì: 

\(\begin{array}{l}\Delta ' = {\left( {m - 1} \right)^2} - \left( {{m^2} - 6} \right) \ge 0\\ \Leftrightarrow {m^2} - 2m + 1 - {m^2} + 6 \ge 0\\ \Leftrightarrow  - 2m + 7 \ge 0\\ \Leftrightarrow 2m \le 7\\ \Leftrightarrow m \le \dfrac{7}{2}\end{array}\)

Khi đó áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2\left( {m - 1} \right) = 2m - 2\\{x_1}{x_2} = {m^2} - 6\end{array} \right.\).

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,x_1^2 + 4{x_1} + 2{x_2} - 2m{x_1} =  - 3\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2\left( {m - 1} \right){x_1} + {m^2} - 6 + 2{x_1} + 2{x_2} = {m^2} - 6 - 3\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2\left( {m - 1} \right){x_1} + {m^2} - 6 + 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) = {m^2} - 9\,\,\left( * \right)\end{array}\)

Vì \({x_1}\) là nghiệm của phương trình đã cho nên \(x_1^2 - 2\left( {m - 1} \right){x_1} + {m^2} - 6 = 0\), do đó 

\(\begin{array}{l}\left( * \right) \Leftrightarrow 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) = {m^2} - 9\\\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow 2.\left( {2m - 2} \right) = {m^2} - 9\\\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow 4m - 4 = {m^2} - 9\\\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow {m^2} - 4m - 5 = 0\\\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow {m^2} + m - 5m - 5 = 0\\\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow m\left( {m + 1} \right) - 5\left( {m + 1} \right) = 0\\\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \left( {m + 1} \right)\left( {m - 5} \right) = 0\\\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m + 1 = 0\\m - 5 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m =  - 1\,\,\left( {tm} \right)\\m = 5\,\,\,\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy \(m =  - 1\).

Câu hỏi 26 :

Cho phương trình \({x^2} + 4x + 3m - 2 = 0\), với \(m\) là tham số.

Câu 26.1

Giải phương trình với \(m =  - 1\).

  • A
    \(S = \left \{ - 1; - 5 \right \}\)
  • B
    \(S = \left \{ 1; 5 \right \}\)
  • C
    \(S = \left \{ - 1; 5 \right \}\)
  • D
    \(S = \left \{ 1; - 5 \right \}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Thay m=-1 vào rồi giải phương trình thu được.

Lời giải chi tiết :

Thay \(m =  - 1\) vào phương trình đã cho ta có: 

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,{x^2} + 4x - 5 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - x + 5x - 5 = 0\\ \Leftrightarrow x\left( {x - 1} \right) + 5\left( {x - 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x + 5} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\x + 5 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x =  - 5\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy khi \(m =  - 1\) thì tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ {1; - 5} \right\}\).

Câu 26.2

Tìm giá trị của \(m\) để phương trình đã cho có một nghiệm \(x = 2\).

  • A
    \(m = \dfrac{10}{3}\)
  • B
    \(m = - \dfrac{10}{3}\)
  • C
    \(m = - \dfrac{8}{3}\)
  • D
    \(m = \dfrac{8}{3}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Thay x=2 vào phương trình để tìm m.

Lời giải chi tiết :

Vì \(x = 2\) là một nghiệm của phương trình nên thay \(x = 2\) vào phương trình ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,{2^2} + 4.2 + 3m - 2 = 0\\ \Leftrightarrow 3m + 10 = 0\\ \Leftrightarrow m =  - \dfrac{{10}}{3}\end{array}\)

Vậy khi \(m =  - \dfrac{{10}}{3}\) thì phương trình đã cho có một nghiệm \(x = 2\).

Câu 26.3

Tìm giá trị của \(m\) để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) sao cho \({x_1} + 2{x_2} = 1\).

  • A
    \(m = - \dfrac{41}{3}\)
  • B
    \(m = - \dfrac{43}{3}\)
  • C
    \(m = \dfrac{43}{3}\)
  • D
    \(m = \dfrac{41}{3}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định lý Vi-ét.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\Delta ' = {\left( { - 2} \right)^2} - \left( {3m - 2} \right) = 4 - 3m + 2 = 6 - 3m\).

Để phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) thì \(\Delta ' > 0 \Leftrightarrow 6 - 3m > 0 \Leftrightarrow m < 2\).

Khi đó áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - 4\\{x_1}{x_2} = 3m - 2\end{array} \right.\,\,\left( * \right)\).

Theo bài ra ta có: \({x_1} + 2{x_2} = 1 \Leftrightarrow {x_1} = 1 - 2{x_2}\).

Thế vào hệ (*) ta có: 

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\left\{ \begin{array}{l}1 - 2{x_2} + {x_2} =  - 4\\\left( {1 - 2{x_2}} \right).{x_2} = 3m - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_2} = 5\\\left( {1 - 2.5} \right).5 = 3m - 2\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_2} = 5\\3m - 2 =  - 45\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_2} = 5\\m =  - \dfrac{{43}}{3}\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy \(m =  - \dfrac{{43}}{3}\).

Câu hỏi 27 :

Cho phương trình \({x^2} - 2mx - 4m - 5 = 0\) (1) (\(m\) là tham số).

Câu 27.1

Giải phương trình (1) khi \(m =  - 2\).

  • A
    \(S = \left \{ 1; - 3 \right \}\)
  • B
    \(S = \left \{ - 1; - 3 \right \}\)
  • C
    \(S = \left \{ - 1; 3 \right \}\)
  • D
    \(S = \left \{ 1; 3 \right \}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Thay m=-2 vào phương trình đã cho rồi giải phương trình thu được.

Lời giải chi tiết :

Thay \(m =  - 2\) vào phương trình (1) ta có: \({x^2} + 4x + 3 = 0\).

Nhận xét thấy \(a - b + 3 = 1 - 4 + 3 = 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}{x_1} =  - 1\\{x_2} =  - \dfrac{c}{a} =  - 3\end{array} \right.\).

Vậy khi \(m =  - 2\) thì tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ { - 1; - 3} \right\}\).

Câu 27.2

Tìm \(m\) để phương trình (1) có hai nghiệm \({x_1},\,\,{x_2}\) thỏa mãn:

\(\dfrac{1}{2}x_1^2 - \left( {m - 1} \right){x_1}{\kern 1pt}  + {x_2} - 2m + \dfrac{{33}}{2} = 4059\)

  • A
    \(m = 2020\)
  • B
    \(m = 2019\)
  • C
    \(m = 2021\)
  • D
    \(m = 2022\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Sử dụng hệ thức Vi-ét

Lời giải chi tiết :

\(\dfrac{1}{2}x_1^2 - \left( {m - 1} \right){x_1}{\kern 1pt}  + {x_2} - 2m + \dfrac{{33}}{2} = 4059\).

Phương trình (1) có \(\Delta ' = {m^2} - \left( {4m - 5} \right) = {m^2} + 4m + 5 = {\left( {m + 2} \right)^2} + 1 > 0\,\,\forall m\).

Do đó phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) với mọi \(m\).

Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m\\{x_1}{x_2} =  - 4m - 5\end{array} \right.\).

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\dfrac{1}{2}x_1^2 - \left( {m - 1} \right){x_1}{\kern 1pt}  + {x_2} - 2m + \dfrac{{33}}{2} = 4059\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2\left( {m - 1} \right){x_1}{\kern 1pt}  + 2{x_2} - 4m + 33 = 8118\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2m{x_1} + 2{x_1}{\kern 1pt}  + 2{x_2} - 4m = 8085\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2m{x_1} - 4m - 5 + 2{x_1}{\kern 1pt}  + 2{x_2} = 8085 - 5\\ \Leftrightarrow \left( {x_1^2 - 2m{x_1} - 4m - 5} \right) + 2\left( {{x_1}{\kern 1pt}  + {x_2}} \right) = 8080\,\,\,\left( * \right)\end{array}\)

Vì \({x_1}\) là nghiệm của phương trình (1) nên ta có: \(x_1^2 - 2m{x_1} - 4m - 5 = 0\).

Do đó:

\(\begin{array}{l}\left( * \right) \Leftrightarrow 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) = 8080\\\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = 4040\\\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow 2m = 4040\\\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow m = 2020\end{array}\)

Vậy \(m = 2020\).

Câu hỏi 28 :

Cho phương trình bậc hai \({x^2} - 2x + m - 1 = 0\) (*), với \(m\) là tham số

Câu 28.1

Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để phương trình (*) có nghiệm

  • A
    \(m < 2\)
  • B
    \(m > 2\)
  • C
    \(m \le 2\)
  • D
    \(m \ge 2\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng điều kiện có nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn.

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình \({x^2} - 2x + m - 1 = 0\) (*) có:

\(\Delta ' = {\left( { - 1} \right)^2} - 1.\left( {m - 1} \right) = 2 - m\)

Để phương trình (*) có nghiệm thì \(\left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta ' \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 \ne 0\left( {ld} \right)\\2 - m \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow m \le 2\)

Vậy với \(m \le 2\) thì phương trình (*) có nghiệm.

Câu 28.2

Tính theo \(m\) giá trị của biểu thức \(A = x_1^3 + x_2^3\) với \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình (*). Tìm giá trị nhỏ nhất của \(A.\)

  • A
    \(1\)
  • B
    \(2\)
  • C
    \(3\)
  • D
    \(4\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Sử dụng hệ thức Vi-ét

Lời giải chi tiết :

Theo câu trước với \(m \le 2\) thì phương trình (*) có nghiệm \({x_1},{x_2}\)

Theo hệ thức Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2\\{x_1}{x_2} = m - 1\end{array} \right.\)

Xét \(A = x_1^3 + x_2^3\)

\(\begin{array}{l} = x_1^3 + 3x_1^2{x_2} + 3{x_1}x_2^2 + x_2^3 - \left( {3x_1^2{x_2} + 3{x_1}x_2^2} \right)\\ = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^3} - 3{x_1}{x_2}\left( {{x_1} + {x_2}} \right)\\ = {2^3} - 3\left( {m - 1} \right).2\\ = 8 - 6\left( {m - 1} \right)\\ = 8 - 6m + 6\\ = 14 - 6m\end{array}\)

Vậy \(A = 14 - 6m\)

Vì \(m \le 2\) nên ta có: \(6m \le 12 \Leftrightarrow 14 - 6m \ge 14 - 12 \Leftrightarrow 14 - 6m \ge 2\)

Dấu “=” xảy ra khi \(m = 2\)

Vậy giá trị nhỏ nhất của A là \(2 \Leftrightarrow m = 2\).

Câu hỏi 29 :

Cho phương trình ẩn x: \({x^2} - 5x + \left( {m - 2} \right) = 0\,\,\,\left( 1 \right)\).

Câu 29.1

Giải phương trình (1) với \(m = 6\).

  • A
    \(S = \left\{ { - 1;4} \right\}\)
  • B
    \(S = \left\{ {1;4} \right\}\)
  • C
    \(S = \left\{ {1; - 4} \right\}\)
  • D
    \(S = \left\{ { - 1; - 4} \right\}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Thay m=6 vào phương trình rồi giải.

Lời giải chi tiết :

Với \(m = 6\) thì phương trình (1) trở thành:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,{x^2} - 5x + 4 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - x - 4x + 4 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {{x^2} - x} \right) - \left( {4x - 4} \right) = 0\\ \Leftrightarrow x\left( {x - 1} \right) - 4\left( {x - 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 4} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\x - 4 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 4\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy với \(m = 6\) thì tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ {1;4} \right\}\).

Câu 29.2

Tìm \(m\) để phương trình (1) có hai nghiệm dương phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) thỏa mãn hệ thức \(\dfrac{1}{{\sqrt {{x_1}} }} + \dfrac{1}{{\sqrt {{x_2}} }} = \dfrac{3}{2}\).

  • A
    \(m = 2\)
  • B
    \(m = 4\)
  • C
    \(m = 1\)
  • D
    \(m = 6\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Sử dụng hệ thức Vi-ét

Lời giải chi tiết :

Để phương trình (1) có hai nghiệm dương phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\S > 0\\P > 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( { - 5} \right)^2} - 4\left( {m - 2} \right) > 0\\5 > 0\,\,\left( {luon\,\,dung} \right)\\m - 2 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}25 - 4m + 8 > 0\\m > 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}33 - 4m > 0\\m > 2\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < \dfrac{{33}}{4}\\m > 2\end{array} \right. \Leftrightarrow 2 < m < \dfrac{{33}}{4}\).

Khi đó áp dụng hệ thức Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 5\\{x_1}{x_2} = m - 2\end{array} \right.\).

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{{\sqrt {{x_1}} }} + \dfrac{1}{{\sqrt {{x_2}} }} = \dfrac{3}{2}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\sqrt {{x_1}}  + \sqrt {{x_2}} }}{{\sqrt {{x_1}{x_2}} }} = \dfrac{3}{2}\\ \Leftrightarrow 2\left( {\sqrt {{x_1}}  + \sqrt {{x_2}} } \right) = 3\sqrt {{x_1}{x_2}} \\ \Leftrightarrow 4\left( {{x_1} + {x_2} + 2\sqrt {{x_1}{x_2}} } \right) = 9{x_1}{x_2}\\ \Leftrightarrow 4\left( {5 + 2\sqrt {m - 2} } \right) = 9\left( {m - 2} \right)\\ \Leftrightarrow 9\left( {m - 2} \right) - 8\sqrt {m - 2}  - 20 = 0\,\,\,\left( * \right)\end{array}\)

Đặt \(t = \sqrt {m - 2} \,\,\left( {t \ge 0} \right)\), phương trình (*) trở thành:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,9{t^2} - 8t - 20 = 0\\ \Leftrightarrow 9{t^2} - 18t + 10t - 20 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {9{t^2} - 18t} \right) + \left( {10t - 20} \right) = 0\\ \Leftrightarrow 9t\left( {t - 2} \right) + 10\left( {t - 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {t - 2} \right)\left( {9t + 10} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t - 2 = 0\\9t + 10 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\t =  - \dfrac{{10}}{9}\,\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Với \(t = 2\) \( \Rightarrow \sqrt {m - 2}  = 2 \Leftrightarrow m - 2 = 4 \Leftrightarrow m = 6\,\,\left( {tm} \right)\).

Vậy \(m = 6\).

Câu hỏi 30 :

Cho phương trình: \({x^2} - 2020x + 2021 = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,{x_2}\). Không giải phương trình, tính giá trị của các biểu thức sau:

Câu 30.1

\(\dfrac{1}{{{x_1}}} + \dfrac{1}{{{x_2}}}\) 

  • A
    \(\dfrac{{2020}}{{2021}}\)
  • B
    \(\dfrac{{2021}}{{2020}}\)
  • C
    \( - \dfrac{{2020}}{{2021}}\)
  • D
    \( - \dfrac{{2021}}{{2020}}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Tính \(\Delta ' = {b^{'2}} - ac > 0\) chứng minh phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}.\)

Áp dụng định lý Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2020\\{x_1}{x_2} = 2021\end{array} \right.\)

Từ đó biến đổi và tính giá trị của các biểu thức bài cho.

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình: \({x^2} - 2020x + 2021 = 0\,\,\,\left( * \right)\)

Ta có: \(\Delta ' = {1010^2} - 2021 = 1018079 > 0\)

\( \Rightarrow \) Phương trình \(\left( * \right)\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\)

Áp dụng định lý Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2020\\{x_1}{x_2} = 2021\end{array} \right.\)

Ta có:  \(\dfrac{1}{{{x_1}}} + \dfrac{1}{{{x_2}}} = \dfrac{{{x_1} + {x_2}}}{{{x_1}{x_2}}} = \dfrac{{2020}}{{2021}}.\)

Câu 30.2

\(x_1^2 + x_2^2\)

  • A
    \(4080401\)
  • B
    \(4088481\)
  • C
    \(4076358\)
  • D
    \(4084442\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Tính \(\Delta ' = {b^{'2}} - ac > 0\) chứng minh phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}.\)

Áp dụng định lý Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2020\\{x_1}{x_2} = 2021\end{array} \right.\)

Từ đó biến đổi và tính giá trị của các biểu thức bài cho.

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình: \({x^2} - 2020x + 2021 = 0\,\,\,\left( * \right)\)

Ta có: \(\Delta ' = {1010^2} - 2021 = 1018079 > 0\) 

\( \Rightarrow \) Phương trình \(\left( * \right)\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\)

Áp dụng định lý Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2020\\{x_1}{x_2} = 2021\end{array} \right.\)

Ta có: \(x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2}\) \( = {2020^2} - 2.2021 = 4076358\)

Câu hỏi 31 :

Cho phương trình \({x^2} + 5x + m - 2 = 0\) (\(m\) là tham số). Tìm các giá trị của \(m\) để phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,{x_2}\) thỏa mãn hệ thức

\(\dfrac{1}{{{{\left( {{x_1} - 1} \right)}^2}}} + \dfrac{1}{{{{\left( {{x_2} - 1} \right)}^2}}} = 1\)

  • A
    \(m =  - 5 \pm 5\sqrt 2 \)
  • B
    \(m =  - 2 \pm 2\sqrt 2 \)
  • C
    \(m =  \pm 2\)
  • D
    \(m =  \pm 1\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Sử dụng hệ thức Vi-ét

Lời giải chi tiết :

Để phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt \({x_1} \ne 1,\,\,{x_2} \ne 1\) thì

\(\left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\1 + 5 + m - 2 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{5^2} - 4\left( {m - 2} \right) > 0\\m + 4 \ne 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}25 - 4m + 8 > 0\\m \ne  - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}4m < 33\\m \ne  - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < \dfrac{{33}}{4}\\m \ne  - 4\end{array} \right.\).

Khi đó áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - 5\\{x_1}{x_2} = m - 2\end{array} \right.\).

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\dfrac{1}{{{{\left( {{x_1} - 1} \right)}^2}}} + \dfrac{1}{{{{\left( {{x_2} - 1} \right)}^2}}} = 1 \Leftrightarrow \dfrac{{{{\left( {{x_1} - 1} \right)}^2} + {{\left( {{x_2} - 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {{x_1} - 1} \right)}^2}.{{\left( {{x_2} - 1} \right)}^2}}} = 1\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2{x_1} + 1 + x_2^2 - 2{x_2} + 1 = {\left[ {{x_1}{x_2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 1} \right]^2}\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} - 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 2 = {\left[ {{x_1}{x_2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 1} \right]^2}\\ \Rightarrow 25 - 2\left( {m - 2} \right) - 2.\left( { - 5} \right) + 2 = {\left( {m - 2 + 5 + 1} \right)^2}\\ \Leftrightarrow 25 - 2m + 4 + 10 + 2 = {\left( {m + 4} \right)^2}\\ \Leftrightarrow  - 2m + 41 = {m^2} + 8m + 16\\ \Leftrightarrow {m^2} + 10m - 25 = 0\,\,\left( * \right)\end{array}\)

Ta có: \({\Delta _m} = {\left( { - 5} \right)^2} - \left( { - 25} \right) = 50 > 0\), do đó phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt

\(\left[ \begin{array}{l}{m_1} = \dfrac{{ - 10 + \sqrt {50} }}{2} =  - 5 + 5\sqrt 2 \\{m_1} = \dfrac{{ - 10 - \sqrt {50} }}{2} =  - 5 - 5\sqrt 2 \end{array} \right.\,\,\left( {tm} \right)\).

Vậy có hai giá trị của \(m\) thỏa mãn yêu cầu bài toán là \(m =  - 5 \pm 5\sqrt 2 \).

Câu hỏi 32 :

Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + 2m - 5 = 0\) (\(m\) là tham số). Tìm các giá trị của \(m\) để phương trình trên có 2 nghiệm \({x_1},\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(\left( {x_1^2 - 2m{x_1} + 2m - 1} \right)\left( {{x_2} - 2} \right) \le 0.\)

  • A
    \(m \le \dfrac{3}{2}\)
  • B
    \(m \ge \dfrac{3}{2}\)
  • C
    \(m \le - \dfrac{3}{2}\)
  • D
    \(m \ge - \dfrac{3}{2}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Tìm điều kiện của \(m\) để phương trình đã cho có nghiệm.

Áp dụng hệ thức Vi-et và hệ thức bài cho để tìm \(m.\)

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + 2m - 5 = 0\) ta có:

\(\begin{array}{l}\Delta ' = {\left( {m - 1} \right)^2} - 2m + 5\\\,\,\,\,\,\,\, = {m^2} - 2m + 1 - 2m + 5\\\,\,\,\,\,\,\, = {m^2} - 4m + 4 + 2\\\,\,\,\,\,\,\, = {\left( {m - 2} \right)^2} + 2 > 0\,\,\,\forall m\end{array}\)

\( \Rightarrow \) Phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) với mọi \(m.\)

Áp dụng hệ thức Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2\left( {m - 1} \right) = 2m - 2\\{x_1}{x_2} = 2m - 5\end{array} \right..\)

Vì \({x_1}\) là nghiệm của phương trình đã cho nên ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,x_1^2 - 2\left( {m - 1} \right){x_1} + 2m - 5 = 0\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2m{x_1} + 2{x_1} + 2m - 5 = 0\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2m{x_1} + 2m - 1 + 2{x_1} - 4 = 0\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2m{x_1} + 2m - 1 =  - 2\left( {{x_1} - 2} \right)\end{array}\)

Theo đề bài ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\left( {x_1^2 - 2m{x_1} + 2m - 1} \right)\left( {{x_2} - 2} \right) \le 0\\ \Leftrightarrow  - 2\left( {{x_1} - 2} \right)\left( {{x_2} - 2} \right) \le 0\\ \Leftrightarrow \left( {{x_1} - 2} \right)\left( {{x_2} - 2} \right) \ge 0\\ \Leftrightarrow {x_1}{x_2} - 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 4 \ge 0\\ \Leftrightarrow 2m - 5 - 2\left( {2m - 2} \right) + 4 \ge 0\\ \Leftrightarrow 2m - 1 - 4m + 4 \ge 0\\ \Leftrightarrow  - 2m \ge  - 3\\ \Leftrightarrow m \le \dfrac{3}{2}\end{array}\)

Vậy \(m \le \dfrac{3}{2}\) thỏa mãn điều kiện bài toán.

Câu hỏi 33 :

Cho parabol \(\left( P \right):y =  - {x^2}\) và đường thẳng \(\left( d \right):y = x + m - 2.\) Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để \(\left( d \right)\) cắt \(\left( P \right)\) tại hai điểm phân biệt có hoành độ \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 < 3\).

  • A

    \(2 < m < \dfrac{9}{4}\)

  • B

    \(1 < m < \dfrac{9}{4}\)

  • C

    \( - 1 < m < \dfrac{9}{4}\)

  • D

    \( - 2 < m < \dfrac{9}{4}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đường thẳng \(d\) cắt \(\left( P \right)\) tại hai điểm phân biệt \( \Leftrightarrow \) phương trình hoành độ giao điểm \(\left( * \right)\) của hai đồ thị hàm số có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \Delta  > 0.\)

Áp dụng hệ thức Vi-et và hệ thức bài cho để tìm \(m.\)

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình hoành độ giao điểm của \(\left( P \right)\) và \(\left( d \right):\) \( - {x^2} = x + m - 2\)\( \Leftrightarrow {x^2} + x + m - 2 = 0\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

Ta có: \(\Delta  = 1 - 4\left( {m - 2} \right) = 9 - 4m\)

Đường thẳng \(\left( d \right)\) cắt \(\left( P \right)\) tại hai điểm phân biệt \( \Leftrightarrow \) Phương trình \(\left( 1 \right)\) có hai nghiệm phân biệt

\( \Leftrightarrow \Delta  > 0\)\( \Leftrightarrow 9 - 4m > 0\)\( \Leftrightarrow m < \dfrac{9}{4}\)

Với \(m < \dfrac{9}{4}\) thì phương trình \(\left( 1 \right)\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}.\)

Áp dụng hệ thức Vi-et, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - 1\\{x_1}{x_2} = m - 2\end{array} \right.\).

Theo đề bài ta có: \(x_1^2 + x_2^2 < 3\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} < 3\\ \Leftrightarrow {\left( { - 1} \right)^2} - 2\left( {m - 2} \right) < 3\\ \Leftrightarrow 1 - 2m + 4 < 3\\ \Leftrightarrow 2m > 2\\ \Leftrightarrow m > 1\end{array}\)

Kết hợp với điều kện \(m < \dfrac{9}{4}\) ta được: \(1 < m < \dfrac{9}{4}\) thỏa mãn bài toán.

Câu hỏi 34 :

Cho phương trình \({x^2} + 4x - m = 0\,\,\,\left( 1 \right)\) (\(m\)là tham số). Tìm các giá trị của \(m\) để phương trình \(\left( 1 \right)\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn: \(\left( {\dfrac{1}{{{x_1}}} + \dfrac{1}{{{x_2}}}} \right)\left( {x_1^2 + x_2^2} \right) = 4\left( {m + 2} \right).\)

  • A
    \(m = 1,\,\,m =  - 1\)
  • B
    \(m = 2,\,\,m =  - 2\)
  • C
    \(m = 3,\,\,m =  - 3\)
  • D
    \(m = 4,\,\,m =  - 4\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Tìm điều kiện để phương trình (1) có hai nghiệm \({x_1},\,\,{x_2} \Leftrightarrow \Delta ' \ge 0.\)

Áp dụng hệ thức Vi-ét  \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - \dfrac{b}{a}\\{x_1}{x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.\) và hệ thức bài cho để tìm \(m\), đối chiếu với điều kiện có nghiệm của phương trình rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình đã cho có hai nghiệm \({x_1},\,\,{x_2} \Leftrightarrow \Delta ' \ge 0\) \( \Leftrightarrow 4 + m \ge 0 \Leftrightarrow m \ge  - 4.\)

Áp dụng hệ thức Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - 4\\{x_1}{x_2} =  - m\end{array} \right.\)

Theo đề bài ta có: \(\left( {\dfrac{1}{{{x_1}}} + \dfrac{1}{{{x_2}}}} \right)\left( {x_1^2 + x_2^2} \right) = 4\left( {m + 2} \right)\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{{{x_1} + {x_2}}}{{{x_1}{x_2}}}\left[ {{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 2{x_1}{x_2}} \right] = 4\left( {m + 2} \right)\\ \Leftrightarrow \dfrac{4}{m}\left[ {{{\left( { - 4} \right)}^2} - 2m} \right] = 4\left( {m + 2} \right)\,\, & \,\left( {m \ne 0} \right)\\ \Leftrightarrow \dfrac{{4\left( {16 + 2m} \right)}}{m} = 4\left( {m + 2} \right)\\ \Leftrightarrow 16 + 2m = m\left( {m + 2} \right) & \\ \Leftrightarrow {m^2} = 16 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 4\,\,\left( {tm} \right)\\m =  - 4\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy \(m = 4,\,\,m =  - 4\) thỏa mãn bài toán.

Câu hỏi 35 :

Tìm \(b,\,\,c\) để phương trình \({x^2} + bx + c = 0\) có hai nghiệm là \({x_1} =  - 2;\,\,{x_2} = 3.\)

  • A
    \(b = 1\,\,;\,\,c = - 6\)
  • B
    \(b = - 1\,\,;\,\,c = 6\)
  • C
    \(b = 1\,\,;\,\,c = 6\)
  • D
    \(b = - 1\,\,;\,\,c = - 6\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Thay 2 nghiệm đã cho vào phương trình, giải hệ phương trình gồm hai ẩn \(b,\,\,c.\)

Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số để tìm ra \(b,c\).

Lời giải chi tiết :

Phương trình \({x^2} + bx + c = 0\) có hai nghiệm là \({x_1} =  - 2;{x_2} = 3\) nên thay hai giá trị đó vào phương trình sẽ thỏa mãn:

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( { - 2} \right)^2} - 2b + c = 0\\{3^2} + 3b + c = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2b - c = 4\\3b + c =  - 9\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2b - c + 3b + c = 4 + \left( { - 9} \right)\\2b - c = 4\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}5b =  - 5\\c = 2b - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b =  - 1\\c =  - 6\end{array} \right.\)

Vậy \(b =  - 1;c =  - 6\) thì thỏa mãn bài toán.

Câu hỏi 36 :

Cho phương trình \({x^2} - (2m - 3)x + {m^2} - 3m = 0\). Xác định m để phương trình có hai nghiệm \({x_1}\,\,;\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(1 < {x_1} < {x_2} < 6\).

  • A

    \(m < 6\)

  • B

    \(m > 4\)

  • C

    \(4 \le m \le 6\)

  • D

    \(4 < m < 6\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức \(\Delta \) để tìm điều kiện phương trình có 2 nghiệm. Biến đổi điều kiện của đề bài bằng cách sử dụng định lý Vi – ét biến đổi biểu thức theo \({x_1} + {x_2}\,\,;\,\,{x_1}{x_2}\). Từ đó tìm điều kiện của m.

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình  \({x^2} - (2m - 3)x + {m^2} - 3m = 0\) có \(a = 1 \ne 0\) và \(\Delta  = {(2m - 3)^2} - 4({m^2} - 3m) = 9 > 0\,\,\,\forall m\).

Phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt\({x_1}\,\,;\,\,{x_2}\)

Áp dụng định lý Vi – ét ta có: \({x_1} + {x_2} = 2m - 3\,\,\,;\,\,{x_1}{x_2} = {m^2} - 3m\,\,\,.\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}1 < {x_1} < {x_2} < 6 \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}({x_1} - 1)({x_2} - 1) > 0\\{x_1} + {x_2} > 1\\({x_1} - 6)({x_2} - 6) > 0\\{x_1} + {x_2} < 12\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1}{x_2} - ({x_1} + {x_2}) + 1 > 0\\{x_1} + {x_2} > 1\\{x_1}{x_2} - 6({x_1} + {x_2}) + 36 > 0\\{x_1} + {x_2} < 12\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 3m - 2m + 3 + 1 > 0\\2m - 3 > 1\\{m^2} - 3m - 6(2m - 3) + 36 > 0\\2m - 3 < 12\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 5m + 4 > 0\\2m > 4\\{m^2} - 15m + 54 > 0\\2m < 15\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m < 1\\m > 4\end{array} \right.\\m > 2\\\left[ \begin{array}{l}m < 6\\m > 9\end{array} \right.\\m < \dfrac{{15}}{2}\end{array} \right. \\\Leftrightarrow 4 < m < 6\end{array}\)

Câu hỏi 37 :

Tìm \(m\) để phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + 4m = 0\) (\(x\) là ẩn, \(m\) là tham số) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn \(x_1^3 - x_1^2 = x_2^3 - x_2^2\).

  • A
    \( m = 0\)
  • B
    \( m = - 1\)
  • C
    \( m = 1\)
  • D
    \( m = 2\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Phương trình đã cho có hai nghiệm \({x_1},\,\,{x_2} \Leftrightarrow \Delta ' > 0\,.\)

Áp dụng định lý Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - \frac{b}{a}\\{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\end{array} \right..\)

Áp dụng biểu thức đề bài để tìm \(m.\) Đối chiếu với điều kiện có nghiệm của phương trình rồi kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình có hai nghiệm \({x_1},{x_2} \Leftrightarrow \Delta ' > 0\)

\( \Leftrightarrow {\left( {m + 1} \right)^2} - 4m = {\left( {m - 1} \right)^2} \ge 0\,\,\,\forall m \in \mathbb{R}\)

\( \Rightarrow \) Phương trình có hai nghiệm  hai nghiệm \({x_1},\,\,{x_2}\) với mọi \(m.\)

Áp dụng định lý Vi-et ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m + 2\\{x_1}{x_2} = 4m\end{array} \right..\)

Theo đề bài ta có: \(x_1^3 - x_1^2 = x_2^3 - x_2^2 \Leftrightarrow x_1^3 - x_2^3 - \left( {x_1^2 - x_2^2} \right) = 0\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left( {{x_1} - {x_2}} \right)\left( {x_1^2 + {x_1}{x_2} + x_2^2} \right) - \left( {{x_1} - {x_2}} \right)\left( {{x_1} + {x_2}} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {{x_1} - {x_2}} \right)\left[ {x_1^2 + {x_1}{x_2} + x_2^2 - \left( {{x_1} + {x_2}} \right)} \right] = 0\\ \Leftrightarrow \left( {{x_1} - {x_2}} \right)\left[ {{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - {x_1}{x_2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right)} \right] = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_1} = {x_2}\\{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - {x_1}{x_2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right) = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\Delta ' = 0\\{\left( {2m + 2} \right)^2} - 4m - 2m - 2 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\left( {m - 1} \right)^2} = 0\\4{m^2} + 8m + 4 - 6m - 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m - 1 = 0\\4{m^2} + 2m + 2 = 0\,(Vô\, nghiệm)\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow m = 1.\end{array}\)

Vậy \(m = 1\) thỏa mãn bài toán.