Cho phép tính: \(53,78 + 9,7\). Cách đặt tính sau đúng hay sai?
$ \begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{5\,3\,,7\,\,8}\\{\,\,\,\,\,\,\,\,9,7}\end{array}}\\\hline{}\end{array} $
Khi đặt tính, ta viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau, các dấu phẩy của các số hạng thẳng cột với nhau.
Cách đặt tính đã cho là sai, vì các chữ số của cùng một hàng chưa đặt thẳng cột với nhau, các dấu phẩy chưa thẳng cột với nhau.
Tính: \( 46,15 +38,63\)
A. \(74,78\)
B. \(75,68 \)
C. \(84,78 \)
C. \(84,78 \)
Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
\( \begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{46,15}\\{38,63}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,84,78}\end{array}\)
Vậy \(46,15+38,63=84,78\).
Tính: \( 293, 75 - 66,26\)
A. \( 227,49\)
B. \( 227,19\)
C. \(237,39 \)
D. \(247,49 \)
A. \( 227,49\)
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
\( \begin{array}{*{20}{c}}{ - \,\,\begin{array}{*{20}{c}}{293,75}\\{\,\,66,26}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,227,49}\end{array}\)
Vậy \(293,75-66,26=227,49\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(123,54 + 68 = \)
\(123,54 + 68 = \)
Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
\( \begin{array}{*{20}{c}}{ + \,\,\begin{array}{*{20}{c}}{123,54}\\{68\,\,\,\,\,\,}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,191,54}\end{array}\)
Vậy \(123,54+68=191,54\).
Số thích hợp điền vào ô trống là \(191,54\).
Tính: \(91 - 35,18\)
A. \(45,18\)
B. \(55,82\)
C. \(56,18\)
D. \(45,82\)
B. \(55,82\)
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi trừ như trừ các số tự nhiên.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
\( \begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{\,91,00}\\{\,35,18}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,55,82}\end{array}\)
Vậy \(91-35,18=55,82\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(69,23 + 147,5 + 32 = \)
\(69,23 + 147,5 + 32 = \)
- Cách 1: Ta đặt tính rồi tính tương tự như phép cộng hai số thập phân.
- Cách 2: Biểu thức chỉ có phép cộng nên ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Cách 1: Đặt tính và thực hiện tính ta được:
\( \begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{\,\,\,69,23}\\\begin{array}{l}147,5\,\,\\\,\,32\end{array}\end{array}}\\\hline{\,\,\,248,73}\end{array}\)
Cách 2: \(69,23 + 147,5 + 32 = 216,73 + 32 = 248,73\).
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(248,73\).
\(158,3 - 78,96\,\,...\,\,36,95 + 41,09\)
Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \( < \)
B. \( = \)
C. \( > \)
C. \( > \)
Tính kết quả của từng vế rồi so sánh các kết quả với nhau.
Ta có: \(158,3 - 78,96 = 79,34;\,\,\,\,\,\,\,\,36,95 + 41,09 = 78,04\)
Mà \(79,34 > 78,04\) .
Vậy: \(158,3 - 78,96\,\, > \,\,36,95 + 41,09\).
Tìm \(y\), biết: \(135,2 - y = 52,53 + 16,7\).
A. \(y = 65,97\)
B. \(y = 66,2\)
C. \(y = 82,67\)
D. \(y = 204,43\)
A. \(y = 65,97\)
- Tính giá trị của vế phải: \(52,53 + 16,7 = 69,23\).
- \(y\) ở vị trí số trừ nên để tìm \(y\) ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Ta có:
\(\begin{array}{l}135,2 - y = 52,53 + 16,7\\135,2 - y = 69,23\\ y = 135,2 - 69,23\\ y = 65,97\end{array}\)
Vậy \(y = 65,97\).
Các số thích hợp điền vào ô trống từ trái sang phải lần lượt là:
A. \(69;\,414;\,245,48\)
B. \(68;\,408;\,239,48\)
C. \(71;\,426;\,257,48\)
D. \(70;\,420;\,251,48\)
C. \(71;\,426;\,257,48\)
Tính lần lượt từ trái sang phải.
Tính lần lượt từ trái sang phải ta có:
\(\begin{array}{l}27,35 + 43,65 = 71;\\71 \times 6 = 426;\\426 - 168,52 = 257,48\end{array}\)
Vậy các số điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(71\,;\; 426\,;\; 257,48\).
Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
\(245,18 - 81,359 - 17,641 + 113,82\)
\( = (245,18 + \)
\( ) \, - \,(81,359 + \)
\( ) \)
\( = \)
\(- \)
\( =\)
\(245,18 - 81,359 - 17,641 + 113,82\)
\( = (245,18 + \)
\( ) \, - \,(81,359 + \)
\( ) \)
\( = \)
\(- \)
\( =\)
Ta có: $a - b - c + d\; = \;\left( {a + \;d} \right) - \left( {b + c} \right)$.
Nhận thấy \(18 + 82 = 100;\,\,\,359 + 641 = 1000\) nên ta nhóm các số thập phân có phần thập phân cộng với nhau là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ...
Ta có:
\(\begin{array}{l}245,18 - 81,359 - 17,641 + 113,82\\ = (245,18 + 113,82) - (81,359 + 17,641)\\ = 359 - 99\\ = 260\end{array}\)
Vậy số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải lần lượt là \(113,82 \,;\,\, 17,641\,;\,\, 359 \,;\,\, 99 \,;\,\,260\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một cửa hàng có \(58,5kg\) gạo nếp, số gạo tẻ nhiều hơn gạo nếp \(33,8kg\). Vậy cửa hàng có tất cả
tạ gạo.
Một cửa hàng có \(58,5kg\) gạo nếp, số gạo tẻ nhiều hơn gạo nếp \(33,8kg\). Vậy cửa hàng có tất cả
tạ gạo.
- Tìm số gạo tẻ ta lấy số gạo nếp cộng với \(33,8kg\).
- Tìm tổng số gạo ta lấy số gạo nếp cộng với số gạo tẻ.
- Đổi số gạo của cửa hàng sang đơn vị tạ.
Cửa hàng có số ki-lô-gam gạo tẻ là:
\(58,5 + 33,8 = 92,3\;(kg)\)
Cửa hàng có tất cả số ki-lô-gam gạo là:
\(58,5 + 92,3 = 150,8\;(kg)\)
\(150,8kg = 1,508\) tạ.
Đáp số: \(1,508\) tạ
\(24,225km + 818m - 67,9hm = ...km\).
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(18,253\)
B. \(25,615\)
C. \(31,726\)
D. \(774,325\)
A. \(18,253\)
Đổi các số đo về cùng đơn vị đo là \(km\) rồi tính lần lượt từ trái sang phải.
Ta có:
\(\begin{array}{l}24,225km + 818m - 67,9hm \\= 24,225km + 0,818km - 6,79km\\ = 25,043km - 6,79km \\= 18,253km\end{array}\)
Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là \(18,253\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho đường gấp khúc ABCD như hình vẽ:
Độ dài đường gấp khúc đó là
\( m.\)
Cho đường gấp khúc ABCD như hình vẽ:
Độ dài đường gấp khúc đó là
\( m.\)
- Đổi các số đo về cùng đơn vị đo là \(m\).
- Để tìm độ dài đường gấp khúc ta lấy độ dài của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc cộng lại với nhau.
Đổi : \(48cm = 0,48m; \quad 7,7dm = 0,77m\)
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
\(0,48 + 0,77 + 1,02 = 2,27(m)\)
Đáp số: \(2,27m\).
$385,18$ trừ đi hiệu của $207,4$ và $91,28$ rồi cộng với $115$ được kết quả là:
A. \(201,5\)
B. \(231,12\)
C. \(384,06\)
D. \(616,33\)
C. \(384,06\)
Từ dữ kiện đề bài cho ta lập biểu thức thích hợp rồi tính giá trị biểu thức đó.
Từ đề bài ta có biểu thức: \(385,18 - (207,4 - 91,28) + 115\).
Tính giá trị biểu thức trên ta có:
\(\begin{array}{l}385,18 - (207,4 - 91,28) + 115\\ = 385,18 - 116,12 + 115\\ = 269,06 + 115\\ = 384,06\end{array}\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Biết số trung bình cộng của ba số là $99$, số thứ nhất là $56,34$ và kém số thứ hai $14,29$ đơn vị.
Vậy số thứ ba là
Biết số trung bình cộng của ba số là $99$, số thứ nhất là $56,34$ và kém số thứ hai $14,29$ đơn vị.
Vậy số thứ ba là
- Tìm tổng của ba số ta lấy số trung bình cộng của ba số nhân với \(3\).
- Số thứ nhất kém số thứ hai $14,29$ đơn vị tức là số thứ hai hơn số thứ nhất $14,29$ đơn vị. Để tìm số thứ hai ta lấy số thứ nhất cộng với $14,29$ đơn vị.
- Tìm số thứ ba ta lấy tổng của ba số trừ đi tổng của số thứ nhất và số thứ hai.
Tổng của ba số đó là:
$99 \times 3 = 297$
Số thứ hai là:
$56,34 + 14,29 = 70,63$
Số thứ ba là:
\(297 - (56,34 + 70,63) = 170,03\)
Đáp số: \(170,03\).