Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Vậy phát biểu đã cho là đúng.
Gọi vận tốc là \(v\), quãng đường là \(s\), thời gian là \(t\). Công thức tính thời gian là:
A. \(t = s + v\)
B. \(t = s - v\)
C. \(t = s \times v\)
D. \(t = s:v\)
D. \(t = s:v\)
Dựa vào quy tắc tính thời gian: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Gọi vận tốc là \(v\), quãng đường là \(s\), thời gian là \(t\) thì công thức tính thời gian là \(t = s:v\).
Chọn số thích hợp điền vào chỗ chấm:
Quãng đường |
\(81km\) |
Vận tốc |
\(36\) km/giờ |
Thời gian |
... giờ |
A. \(2,25\)
B. \(2,2\)
C. \(3,25\)
D. \(3,2\)
A. \(2,25\)
Đơn vị của quãng đường và vận tốc đã tương ứng với nhau nên để tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Thời gian cần tìm là:
\(81:36 = 2,25\) (giờ)
Đáp số: \(2,25\) giờ.
Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm là \(2,25\).
Chọn số thích hợp điền vào chỗ chấm:
Quãng đường |
\(1260m\) |
Vận tốc |
\(35\) m/phút |
Thời gian |
... phút |
A. \(30\)
B. \(32\)
C. \(34\)
D. \(36\)
D. \(36\)
Đơn vị của quãng đường và vận tốc đã tương ứng với nhau nên để tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Thời gian cần tìm là:
\(1260:35 = 36\) (phút)
Đáp số: \(36\) phút.
Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm là \(36\).
Chọn số thích hợp điền vào chỗ chấm:
\(s\) |
\(2,7km\) |
\(v\) |
\(18\) m/giây |
\(t\) |
... giây |
A. \(0,15\)
B. \(1,5\)
C. \(15\)
D. \(150\)
D. \(150\)
Đơn vị của quãng đường và vận tốc chưa tương ứng với nhau, quãng đường có đơn vị là \(km\), vận tốc có đơn vị m/giây nên ta đổi đơn vị đo của quãng đường sang đơn vị là mét. Sau đó để tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc, hay \(t = s:v\).
Đổi \(2,7km = 2700m\)
Thời gian cần tìm là:
\(2700:18 = 150\) (giây)
Đáp số: \(150\) giây.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trên quãng đường dài $54km$, người đi xe máy đi với vận tốc \(36\) km/giờ.
Vậy người đó đi hết quãng đường trong
giờ.
Trên quãng đường dài $54km$, người đi xe máy đi với vận tốc \(36\) km/giờ.
Vậy người đó đi hết quãng đường trong
giờ.
Đơn vị của quãng đường và vận tốc đã tương ứng với nhau nên để tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Thời gian để người đi xe máy đi hết quãng đường đó là:
\(54:36 = 1,5\) (giờ)
Đáp số: \(1,5\) giờ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(1,5\).
Lúc \(13\) giờ $45$ phút, một chiếc xe máy xuất phát từ A đi đến B với vận tốc $40$ km/giờ. Biết quãng đường AB dài $32km$. Hỏi xe máy đến B lúc mấy giờ?
A. \(13\) giờ $15$ phút
B. \(14\) giờ $25$ phút
C. \(14\) giờ $33$ phút
D. \(14\) giờ $43$ phút
C. \(14\) giờ $33$ phút
- Tìm thời gian xe máy đi hết quãng đường AB ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Đổi số giờ vừa tìm được dưới dạng số thập phân sang số phút dưới dạng số tự nhiên.
- Tìm thời gian lúc ô tô tới B ta lấy thời gian lúc ô tô xuất phát cộng với thời gian đi từ A đến B.
- Nếu số phút ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $60$ ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của phút là giờ.
Thời gian để xe máy đi hết quãng đường AB là:
$32:40 = 0,8$ (giờ)
Đổi: \(0,8\) giờ \( = \,60\) phút \( \times \,0,8 = \,48\) phút
Xe máy đến B lúc:
\(13\) giờ $45$ phút \( + \,48\) phút \( = \,13\) giờ \(93\) phút
Đổi \(13\) giờ \(93\) phút \( = \,14\) giờ \(33\) phút (vì \(93\) phút \( = \,1\) giờ \(33\) phút)
Vậy xe máy đến B lúc \(14\) giờ \(33\) phút.
Đáp số: \(14\) giờ \(33\) phút.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người đi quãng đường từ A đến B dài $24km$ bằng xe đạp với vận tốc \(16\) km/giờ.
Biết vận tốc không đổi thì tổng thời gian đi và về của người đó là
giờ.
Một người đi quãng đường từ A đến B dài $24km$ bằng xe đạp với vận tốc \(16\) km/giờ.
Biết vận tốc không đổi thì tổng thời gian đi và về của người đó là
giờ.
- Tìm thời gian để người đó hết quãng đường AB ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
- Vì vận tốc cả đi và về không thay đổi nên thời gian đi bằng thời gian về, từ đó tìm tổng thời gian đi và về của người đó.
Thời gian để người đi xe đạp đi hết quãng đường AB là:
\(24:16 = 1,5\) (giờ)
Vì vận tốc cả đi và về không thay đổi nên thời gian đi bằng thời gian về và bằng \(1,5\) giờ.
Tổng thời gian đi và về của người đi xe đạp là:
\(1,5 \times 2 = 3\) (giờ)
Đáp số: \(3\) giờ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3\).
Hai tỉnh A và B cách nhau \(70km\). Lúc \(7\) giờ \(30\) phút, một người đi xe máy từ A với vận tốc $40$ km/giờ để đến B. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ? Biết giữa đường người đó nghỉ $20$ phút.
A. $8$ giờ $55$ phút
B. $9$ giờ $5$ phút
C. $9$ giờ $15$ phút
D. $9$ giờ $35$ phút
D. $9$ giờ $35$ phút
- Tìm thời gian người đó đi hết quãng đường AB ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
- Đổi số đo thời gian vừa tìm được dưới dạng số thập phân sang số tự nhiên.
- Tính thời gian lúc người đó đến B theo công thức:
Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
- Nếu số phút ở kết quả lớn hơn hoặc bằng $60$ ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của phút là giờ.
Thời gian để người đó đi hết quãng đường AB là:
\(70:40 = 1,75\) (giờ)
Đổi: $1,75$ giờ $ = {\rm{ 10}}5$ phút $ = {\rm{ }}1$ giờ $45$ phút
Người đó đến B lúc:
\(7\) giờ $30$ phút ${\rm{ + }}1$ giờ $45$ phút $ + \,{\rm{ }}20$ phút $ = {\rm{ 8}}$ giờ $95$ phút
Đổi ${\rm{8}}$ giờ $95$ phút \( = \,9\) giờ \(35\) phút (vì \(95\) phút \( = \,1\) giờ \(35\) phút)
Đáp số: \(9\) giờ \(35\) phút.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người đi xe máy với vận tốc \(42\) km/giờ từ tỉnh A và muốn đến tỉnh B lúc \(10\) giờ \(45\) phút. Biết quãng đường giữa 2 tỉnh A và B là $105km$.
Vậy người đó phải khởi hành lúc
giờ
phút.
Một người đi xe máy với vận tốc \(42\) km/giờ từ tỉnh A và muốn đến tỉnh B lúc \(10\) giờ \(45\) phút. Biết quãng đường giữa 2 tỉnh A và B là $105km$.
Vậy người đó phải khởi hành lúc
giờ
phút.
- Tìm thời gian xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
- Đổi số đo thời gian vừa tìm được dưới dạng số thập phân sang số tự nhiên.
- Tìm giờ khởi hành của xe máy theo công thức :
Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).
Thời gian xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B là:
\(105:42 = 2,5\) (giờ)
Đổi: $2,5$ giờ $ = {\rm{ }}150$ phút $ = {\rm{ }}2$ giờ $30$ phút
Người đó phải khởi hành lúc:
\(10\) giờ \(45\) phút $ - {\rm{ }}2$ giờ $30$ phút $ = {\rm{ }}8$ giờ \(15\) phút
Đáp số: $8$ giờ \(15\) phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(8\,;\,\,15\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một ô tô đi hết quãng đường \(60km\) trong \(2,5\) giờ.
Với cùng vận tốc như thế, ô tô đi hết quãng đường \(90km\) trong
giờ.
Một ô tô đi hết quãng đường \(60km\) trong \(2,5\) giờ.
Với cùng vận tốc như thế, ô tô đi hết quãng đường \(90km\) trong
giờ.
- Tìm vận tốc người đó đi quãng đường \(60km\) ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Tìm thời gian người đó đi quãng đường \(90km\) ta lấy quãng đường chia cho vận tốc vừa tìm được.
Vận tốc người đó đi quãng đường $60km$ là:
\(60:2,5 = 24\) (km/giờ)
Người đó đi hết quãng đường \(90km\) trong số giờ là:
\(90:24 = 3,75\) (giờ)
Đáp số: \(3,75\) giờ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3,75\).
Lúc \(6\) giờ \(15\) phút, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc \(12\) km/giờ. Lúc \(7\) giờ một người khác đi xe máy với vận tốc \(36\) km/giờ và đến B lúc \(7\) giờ \(45\) phút. Hỏi người đi xe đạp đến trước hay người đi xe máy đến trước và đến trước bao nhiêu thời gian?
A. Người đi xe đạp; \(15\) phút
B. Người đi xe máy; \(45\) phút
C. Người đi xe đạp; \(5\) phút
D. Người đi xe máy; \(30\) phút
B. Người đi xe máy; \(45\) phút
- Tìm thời gian người đi xe máy đi từ A đến B = \(7\) giờ \(45\) phút \( - \,7\) giờ.
- Đổi số đo thời gian vừa tìm được sang số thập phân có đơn vị là giờ.
- Tìm quãng đường AB ta lấy vận tốc người đi xe máy nhân với thời gian người đi xe máy đi từ A đến B.
- Tìm thời gian để người đi xe đạp đi từ A đến B ta lấy quãng đường chia cho vận tốc người đi xe đạp.
- Đổi số đo thời gian vừa tìm được sang số tự nhiên.
- Tìm thời điểm người đi xe đạp đến B theo công thức:
Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
- So sánh thời gian để tìm xe nào đến trước và đến trước bao nhiêu thời gian ta lấy số đo thời gian lớn hơn trừ số đo thời gian nhỏ hơn.
Người đi xe máy đi từ A đến B hết số thời gian là:
\(7\) giờ \(45\) phút \( - \,7\) giờ \( = \,45\) phút
Đổi \(45\) phút \( = \,0,75\) giờ
Quãng đường AB dài số ki-lô-mét là:
\(36 \times 0,75 = 27 \;(km)\)
Thời gian để đi xe đạp từ A đến B là:
\(27:12 = 2,25\) (giờ)
Đổi: $2,25$ giờ $ = {\rm{ }}2$ giờ $15$ phút
Người đi xe đạp đến B lúc:
\(6\) giờ \(15\) phút $ + \,2$ giờ $15$ phút $ = \,8$ giờ $30$ phút
Ta có: \(7\) giờ \(45\) phút $ < \,8$ giờ $30$ phút
Vậy người đi xe máy đến trước người đi xe đạp và đến trước số thời gian là
$8$ giờ $30$ phút \( - \,7\) giờ \(45\) phút \( = \,45\) phút
Đáp số: Người đi xe máy; \(45\) phút.
Quãng đường AB dài \(120km\). Lúc \(7\) giờ \(30\) phút một ô tô đi từ A đến B với vận tốc \(50\) km/giờ và nghỉ trả khách \(45\) phút. Sau đó ô tô đi từ B về A với vận tốc \(60\) km/giờ. Hỏi ô tô về đến A lúc mấy giờ?
A. \(12\) giờ \(39\) phút
B. \(12\) giờ \(19\) phút
C. \(11\) giờ \(54\) phút
D. \(11\) giờ \(9\) phút
A. \(12\) giờ \(39\) phút
- Tính thời gian ô tô đi từ A đến B ta lấy quãng đường chia cho vận tốc khi ô tô đi từ A đến B.
- Tính thời gian ô tô đi từ B về A ta lấy quãng đường chia cho vận tốc khi ô tô đi từ B về A.
- Tính tổng thời gian ô tô đi từ A đến B và từ B về A (kể cả thời gian nghỉ).
- Tính thời gian lúc ô tô về đến A ta tìm tổng thời gian lúc ô tô khởi hành đi từ A và tổng thời gian ô tô đi từ A đến B và từ B về A (kể cả thời gian nghỉ).
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
\(120:50 = 2,4\) (giờ)
Đổi \(2,4\) giờ \( = 2\) giờ \(24\) phút
Thời gian ô tô đi từ B về A:
\(120:60 = 2\) (giờ)
Thời gian ô tô đi từ A đến B và từ B về A (kể cả thời gian nghỉ) là:
\(2\) giờ \(24\) phút \( + \,2\) giờ \( + \,45\) phút \( = \,4\) giờ \(69\) phút
Đổi \(\,4\) giờ \(69\) phút \( = \,5\) giờ \(9\) phút
Ô tô về đến A lúc:
\(7\) giờ \(30\) phút \( + \,5\) giờ \(9\) phút \( = \,12\) giờ \(39\) phút
Đáp số: \(12\) giờ \(39\) phút.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người đi xe máy từ A đến B lúc \(7\) giờ \(15\) phút với vận tốc \(32\) km/giờ. Một thời gian sau, một người đi ô tô cũng xuất phát đi từ A với vận tốc $50$ km/giờ. Biết quãng đường AB dài$120km$.
Vậy để đến B cùng lúc với người đi xe máy, người đi ô tô phải xuất phát lúc
giờ
phút.
Một người đi xe máy từ A đến B lúc \(7\) giờ \(15\) phút với vận tốc \(32\) km/giờ. Một thời gian sau, một người đi ô tô cũng xuất phát đi từ A với vận tốc $50$ km/giờ. Biết quãng đường AB dài$120km$.
Vậy để đến B cùng lúc với người đi xe máy, người đi ô tô phải xuất phát lúc
giờ
phút.
- Tìm thời gian người đi xe máy đi hết quãng đường AB ta lấy quãng đường chia cho vận tốc của người đi xe máy.
- Đổi số đo thời gian vừa tìm được sang số tự nhiên.
- Tìm thời gian người đi ô tô đi hết quãng đường AB ta lấy quãng đường chia cho vận tốc của người đi ô tô.
- Đổi số đo thời gian vừa tìm được sang số tự nhiên
- Tìm thời gian lúc người đi xe máy đến B theo công thức:
Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
- Vì người đi ô tô đến B cùng lúc với người đi xe máy nên ta tìm được thời gian lúc ô tô đến B.
- Tìm thời gian lúc người đi ô tô khởi hành theo công thức:
Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).
Người đi xe máy đi hết quãng đường sau số giờ là:
$120{\rm{ }}\,:\,{\rm{ }}32{\rm{ }} = {\rm{ }}3,75$ (giờ)
Đổi: $3,75$ giờ $ = {\rm{ }}3$ giờ $45$ phút
Người đi ô tô đi hết quãng đường sau số giờ là:
$120\,:\,50 = \,\,{\rm{2,4}}$ (giờ)
Đổi: $2,4$ giờ \( = \,2\) giờ $24$ phút
Người đi xe máy đến B lúc:
\(7\) giờ \(15\) phút $ + \,3$ giờ $45$ phút $ = {\rm{ 10}}$ giờ $60$ phút \( = \,11\) giờ
Vì người đi ô tô đến B cùng lúc với người đi xe máy nên ô tô đến B lúc \(11\) giờ.
Để đến B cùng lúc với người đi xe máy thì người đi ô tô phải xuất phát lúc:
\(11\) giờ \( - \,2\) giờ $24$ phút \( = \,8\) giờ $36$ phút
Đáp số: \(8\) giờ \(36\) phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(8\,;\,\,36\).