Đọc hiểu
Câu 1:
Các bạn nhỏ đá cầu trong quang cảnh như thế nào? Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ trống:
-…………….. trải khắp nơi.
-…………….. trong bóng lá.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1.
Lời giải chi tiết:
- Nắng vàng trải khắp nơi.
- Chim ca trong bóng lá.
Câu 2
Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn như thế nào? Đánh dấu tích vào ô phù hợp:
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 2.
Lời giải chi tiết:
- Đúng: a, c, d
- Sai: b
Câu 3
Khổ thơ nào miêu tả các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) khổ thơ thứ nhất.
b) khổ thơ thứ ba.
c) Khổ thơ thứ tư.
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: b) khổ thơ thứ ba.
Câu 4
Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Chơi đã vui, học còn vui hơn.
b) Học đã vui, chơi còn vui hơn.
c) Nhờ chơi vui mà học tốt hơn.
d) Ý kiến khác của em (nếu có)
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: c) Nhờ chơi vui mà học tốt hơn.
Luyện tập
Câu 1:
Viết thêm tên các trò chơi và hoạt động thể thao có thể ghép với những từ sau:
a) Chơi: chơi cờ,...
b) Đánh: đánh cầu lông,…
c) Đấu: đấu võ,...
d) Đua: đua thuyền,...
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Chơi: chơi cờ, chơi chuyền, chơi nhảy dây, chơi đuổi bắt,...
b) Đánh: đánh khăng, đánh cầu lông, đánh bóng bàn,...
c) Đấu: đấu võ, đấu kiếm,...
d) Đua: đua thuyền, đua ngựa, đua xe đạp,...
Câu 2
Đặt câu nói về một hoạt động vui chơi (thể thao) của em.
Mẫu: Chúng em chơi nhảy dây rất vui.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Chúng em đánh cầu lông rất vui.
- Em rất thích xem đua thuyền.