Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nối đúng: 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc, tìm hiểu nghĩa của từ để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Nối: a – 4, b – 2, c – 3, d – 1. 

Đọc hiểu

Câu 1:

Tìm những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài?

- Cô-li-a loay hoay mất một lúc; Cô-li-a thấy bí; Cô-li-a cố nghĩ: Chẳng lẽ nộp bài văn ngắn ngủn như thế này?

- Cô-li-a nhìn sang Liu-xi-a ngạc nhiên thấy bạn đang viết lia lịa.

- Cô-li-a muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm chi tiết Cô-li-a thể hiện sự lúng túng.  

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài là:

- Cô-li-a loay hoay mất một lúc; Cô-li-a thấy bí; Cô-li-a cố nghĩ: Chẳng lẽ nộp bài văn ngắn ngủn như thế này? 

Câu 2

Việc nào Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được?

- Quét nhà, rửa bát đĩa.

- Giặt khăn mùi soa, giặt bít tất.

- Giặt quần áo lót, áo sơ mi và quần

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn “Nhưng chẳng lẽ....” đến “... để mẹ đỡ vất vả.” Để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Việc Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được là:

- Giặt quần áo lót, áo sơ mi và quần. 

Câu 3

Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:

a) Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên?

- Vì chưa bao giờ bạn ấy phải giặt quần áo của mình.

- Vì bạn ấy luôn tự giặt quần áo, mẹ không phải nhắc.

b) Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ?

- Vì bạn ấy vẫn thường xuyên giặt quần áo của mình.

- Vì đó là việc bạn ấy đã nói trong bài làm văn; nói thì phải làm. 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối của bài để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:

a) Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên vì

- Vì chưa bao giờ bạn ấy phải giặt quần áo của mình. 

Câu 4

Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện.  

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung bài đọc và suy nghĩ để đặt tên.  

Lời giải chi tiết:

Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là: Giúp mẹ làm việc nhà.  

Luyện tập

Câu 1:

1. Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây được dùng làm gì? Nối đúng: 

Phương pháp giải:

Em dựa vào công dụng của dấu ngoặc kép phân loại và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Ghép: a,b – 3, c – 1, d – 2.  

Câu 2

Viết lại một câu em đã nói với bạn. Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu đó.

Mẫu: Em nói với bạn: “Bài toán này không khó đâu!” 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và dựa theo mẫu để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

- Em nói với bạn: “Cậu đã làm xong bài tập toán chưa?”

- Em cười và nói với bạn rằng: “Cậu vẽ bức tranh này đẹp quá!”