Câu 1
Đọc và làm bài tập:
Ông Mạc Đĩnh Chi
1. Nối ý bên A phù hợp với mỗi đoạn ở bên B:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và nối.
Lời giải chi tiết:
Nối a – 2, b – 3, c – 1
Câu 2
Đánh dấu tích vào ô trống trước ý đúng:
a) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?
- Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi.
- Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.
- Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi.
b) Vì sao vua quan nhà Nguyên gây cho sứ bộ nước ta rất nhiều khó khăn?
- Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.
- Vì họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chi.
- Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
c) Chi tiết nào đã thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?
- Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách.
- Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ.
- Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Đánh dấu tích vào ô trống trước ý đúng:
a) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?
- Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.
b) Vì sao vua quan nhà Nguyên gây cho sứ bộ nước ta rất nhiều khó khăn?
- Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.
c) Chi tiết nào đã thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?
- Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Câu 3
Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:
a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.
b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.
c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.
=> Hoàn cảnh của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ thật đáng thương!
b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.
=> Em rất khâm phục đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.
c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.
=> Em rất ngưỡng mộ tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.