Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc hiểu

Câu 1:

Nói tiếp ý còn thiếu để hoàn thành tóm tắt câu chuyện: 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài và dựa theo cách hiểu của mình để hoàn thành tóm tắt câu chuyện.  

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt câu chuyện:

- Một cô bé sang nhà dì, vì dỗi mẹ, nên cô bé ngồi buồn thiu.

- Dì bảo cô bé ở lại ăn cơm. Khi ăn cơm với dì, cô bé nghĩ đến mẹ phải ăn cơm ở nhà một mình.

- Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Cô bé cảm ơn dì. Dì hỏi cô bé đã bao giờ cảm ơn mẹ vì đã nấu cơm cho mình chưa. Cô bé nhận ra mình đã sai và cảm thấy có lỗi với mẹ.

- Nghe lời dì, cô bé chạy về nhà xin lỗi mẹ. Mẹ cô bé ngạc nhiên, hôn lên má cô bé và bảo rằng cô bé đã lớn thật rồi. 

Câu 2

Gạch dưới những lời nhắc nhở và lời khuyên của dì với cô bé:

Dì dịu dàng bảo:

- Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn đi! Nhưng ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?

Cô bé lặng im.

- Dì đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi!

Mẹ cháu đang mong đấy. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Dì dịu dàng bảo:

Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn đi! Nhưng ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?

Cô bé lặng im.

- Dì đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi!

Mẹ cháu đang mong đấy

Câu 3

Vì sao mẹ cô bé nói: “Con đã lớn thật rồi!”? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a. Vì thấy con đã hiểu thế nào là đúng, là sai.

b. Vì thấy con đã cao lớn hơn năm ngoái nhiều.

c. Vì thấy con đã cao lớn hơn khi quay về nhà. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án a.   

Câu 4

Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.   

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung, ý chính của bài để có thể đặt tên khác cho câu chuyện. 

Lời giải chi tiết:

Tên khác cho câu chuyện là: Bài học về lời xin lỗi. 

Luyện tập

Câu 1:

Các dấu gạch ngang trong bài đọc được dùng làm gì?

a) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.

b) Báo hiệu phần giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

c) Báo hiệu phần liệt kê các sự vật, hoạt động, đặc điểm liên quan. 

Phương pháp giải:

Em đọc lại bài đọc để xác định được tác dụng của dấu gạch ngang. 

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án a.  

Câu 2

Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào?

a) Các nhân vật cùng nói một lúc.

b) Nhân vật này nói xong lượt của mình, nhân vật khác mới nói.

c) Nhân vật này đang nói thì nhân vật khác nói xen vào. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời câu hỏi.   

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án b.