Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc hiểu

Câu 1:

Sân bóng của các bạn nhỏ có gì đặc biệt? Nối đúng: 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 1. 

Lời giải chi tiết:

Nối: a – 3, b – 1, c – 2, d – 4.   

Câu 2

Những chi tiết nào cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi? Nối đúng: 

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 2, khổ thơ 3, khổ thơ 4.  

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi là: a – 5, b – 1, c – 4, d – 2, e – 3.  

Câu 3

Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê”? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) “Gió lốc” là một kiểu phản công, “Pê-lê” là một kiểu đá bóng xoáy.

b) Đang phản công thì có gió lốc khiến cú đá xoáy như cú đá của Pê-lê.

c) Đợt phản công nhanh như gió lốc, cú đá bóng xoáy như cú đá của Pê-lê. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Đáp án c.   

Câu 4

Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh nào? Đánh dấu tích vào ô phù hợp:

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ 5.   

Lời giải chi tiết:

- Đúng: c, d

- Sai: a, b 

Luyện tập

Câu 1: 

Những câu nào dưới đây là câu khiến? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Đôi bạn cười hê hê.

b) “Sút! Sút đi!”.

c) Cỏ sân ta vàng óng. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ để hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Đáp án b) “Sút! Sút đi!” 

Câu 2

Viết câu khiến:

a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân.

b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình.

c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân: Cố lên! Sút đi!

b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình: Minh ơi! Chuyền bóng qua đây!

c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành: Nam ơi! Tập trung giữ khung thành đi!