Đọc hiểu
Câu 1:
Những hình ảnh nào trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1, 2.
Lời giải chi tiết:
|
Đúng |
Sai |
1) Buổi sáng em ngồi học. |
|
V |
2) Mây rủ nhau vào nhà. |
V |
|
3) Ông Mặt Trời leo dốc đằng xa. |
V |
|
4) Tiếng chim kêu kéo nắng lên. |
V |
|
5) Khoảng trời bao la hiện dần ngoài ô cửa. |
V |
|
Câu 2
Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào Mông? Nối đúng:
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3, 4.
Lời giải chi tiết:
Nối: a – 2, b – 3, c – 1.
Câu 3
Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Bản Mông sơ sài nhưng vẫn có rất nhiều điều lạ.
b) Trên núi đá chênh vênh có rất nhiều điều lạ.
c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
Phương pháp giải:
Em đọc hai dòng thơ cuối bài.
Lời giải chi tiết:
Em hiểu hai dòng thơ cuối là: c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
Câu 4
Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với quê hương mình như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Bạn nhỏ rất yêu quê hương mình.
b) Bạn nhỏ rất gắn bó với quê hương mình.
c) Bạn nhỏ rất tự hào về quê hương mình.
d) Ý kiến khác của em (nếu có)
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
d) Ý kiến khác: Bài thơ cho thấy bạn nhỏ rất yêu và tự hào về quê hương mình.
Luyện tập
Câu 1:
Dựa vào nội dung bài thơ, em hãy viết câu nói về cảnh thiên nhiên buổi sáng ở bản Mông:
a) Một câu kể.
b) Một câu cảm.
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung bài thơ và đặt câu.
Lời giải chi tiết:
a) Một câu kể: Buổi sáng, bạn nhỏ ngồi học bên cửa sổ, thấy thiên nhiên quê mình đẹp như tranh vẽ.
b) Một câu cảm: Buổi sáng, không khí trong lành hòa với tiếng chim ca kéo ánh nắng lên, khung cảnh ấy đẹp biết bao!
Câu 2
Viết tên các dân tộc được nêu ở phần Chia sẻ trong sách giáo khoa, trang 45.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại phần Chia sẻ (trang 45) để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Người Ba-na, người Chăm, người Dao, người Khmer, người Kinh, người Mông (Hmông).