Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Chia sẻ:

Câu 1: Nói 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh:

Phương pháp giải:

- Các bạn đang làm gì?

- Em thấy vẻ mặt của các bạn như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Tranh 1: Các bạn đang học bài. Bạn nào cũng vô cùng tập trung và chăm chỉ làm bài.

- Tranh 2: Các bạn đang vẽ tranh phong cảnh. Bạn nào cũng rất tập trung vào bức vẽ của mình.

Câu 2

Câu 2: Em thích ý tưởng sáng tạo nào dưới đây của các bạn học sinh? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em trả lời theo suy nghĩ của bản thân mình.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Em thích ý tưởng sáng tạo trong bức tranh Phi thuyền phá tan bão của bạn Ngụy Huy Hoàng. Bởi vì em cảm thấy nếu như có một loại phi thuyền có thể phá tan bão thì người dân sẽ không phải chịu khổ vì những cơn bão xuất hiện hằng năm nữa.

Bài tham khảo 2:

Em thích ý tưởng sáng tạo trong bức tranh Xe hơi bong bóng của bạn Nguyễn Ngọc Phương Thảo. Bởi vì em nghĩ nếu như có loại xe hơi như vậy thì sẽ đỡ tắc đường.

Phần II

Bài đọc:


Có chuyện này

Lửa nằm trong bao diêm

Chữ nằm trong lọ mực

Cái mầm nằm trong hạt

Cái hoa nằm trong cây

Dòng điện nằm trong dây

Kéo cả tàu điện chạy.

 

Nhưng còn có chuyện này:

Biến diêm thành lửa cháy

Biến mực thành thơ hay

Biến hạt hoá thành cây

Xui cây làm quả chín

Biến dây thành ra điện

Bắt điện kéo tàu đi...

Những phép biến diệu kì

Nằm trong tay em đấy!

VŨ QUẦN PHƯƠNG

Phép biến: phép thuật tạo ra những điều kì lạ.

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: Em hiểu “Chữ nằm trong lọ mực” nghĩa là gì? Chọn ý đúng:

a) Lọ mực đã có sẵn các chữ cái.

b) Lọ mực đã có sẵn các bài thơ, bài toán,...

c) Lọ mực sẽ giúp em viết chữ, làm thơ, làm toán,...

Phương pháp giải:

Em sử dụng lọ mực để làm gì?

Lời giải chi tiết:

Em hiểu “Chữ nằm trong lọ mực” nghĩa là lọ mực sẽ giúp em viết chữ, làm thơ, làm toán,…

Chọn đáp án: c

Câu 2

Câu 2: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật nào khác? Chúng nằm ở đâu?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ 1 nói đến những sự vật: Lửa, chữ, mầm cây, hoa, dòng điện, bao diêm, lọ mực, hạt, cây, dây, tàu điện

- Lửa nằm trong bao diêm

- Chữ nằm trong lọ mực

- Cái mầm nằm trong hạt

- Cái hoa nằm trong cây

- Dòng điện nằm trong dây

Câu 3

Câu 3: Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì” nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2.

Lời giải chi tiết:

“Những phép biến diệu kì” xuất hiện trong khổ thứ 2 đó là:

- Biến diêm thành lửa cháy

- Biến mực thành thơ hay

- Biến hạt hóa thành cây / Xui cây thành quả chín

- Biến dây thành ra diện / Bắt điện kéo tàu đi

Câu 4

Câu 4: Em cần làm gì để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Em cần học tập chăm chỉ để có sự hiểu biết thì khi lớn lên mới thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy.

Phần IV

Luyện tập:

Câu 1: Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu:

Khả năng của con người thật là kì diệu!

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Từ chỉ đặc điểm trong câu là: kì diệu.

Câu 2

Câu 2: Thay từ chỉ đặc điểm ở câu trên bằng một từ khác để ca ngợi con người.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Khả năng của con người thật là tuyệt vời!

soanvan.me