Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Chia sẻ:

Quan sát tranh và cho biết

1. Đây là những ai, những vật gì, con gì?

2. Mỗi người trong tranh đang làm việc gì?

3. Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích gì?

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và liên hệ thực tế để trả lời.

Lời giải chi tiết:

1. Trong tranh có:

(1) Trường học

(7) Bác thợ xây

(2) Các bác nông dân

(8) Cây chuối

(3) Các bạn học sinh

(9) Xe taxi

(4) Con trâu

(10) Con mèo

(5) Cây dừa

(11) Cây hoa

(6) Đèn điện

 

2.

(2) Các bác nông dân: Làm việc trên đồng ruộng (gặt lúa)

(3) Các bạn học sinh: Đến trường học tập

(7) Bác thợ xây: Xây nhà

3.

(1) Trường học: Là môi trường giáo dục để học tập, tiếp thu những kiến thức quý báu

(4) Con trâu: Cày ruộng

(5) Cây dừa: Cho quả

(6) Đèn điện: Tỏa sáng

(8) Cây chuối: Cho quả

(9) Xe taxi: Phương tiện giao thông để con người đi lại thuận tiện hơn

(10) Con mèo: Bắt chuột

(11) Cây hoa: Khoe sắc, tỏa hương, làm đẹp cho đời

Phần II

Đọc:


LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI

1. Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc.

Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc báo phút, báo giờ.

Con gà trống gáy vang ò.. ó … o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy.

Con tu hú kêu tu hú, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín.

Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng.

Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.

2. Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn mà lúc nào cũng vui.

Theo TÔ HOÀI

- Sắc xuân: cảnh vật, màu sắc của mùa xuân.

- Rực rỡ: tươi sáng, nổi bật lên.

- Tưng bừng: vui, lôi cuốn nhiều người.

- Đỡ: giúp.

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: Mỗi vật, con vật được nói trong bài đọc làm việc gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn 1 trong bài.

Lời giải chi tiết:

Mỗi vật, con vật trong bài đều có việc của riêng mình:

- Đồng hồ thông báo giờ giấc.

- Con gà trống gáy vang cho mọi người biết trời sáng.

- Con tu hú kêu báo hiệu mùa vải chín.

- Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng

- Cây đào nở hoa báo hiệu xuân về, cho mùa xuân thêm rực rỡ.

Câu 2

Câu 2: Bé bận rộn như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn 2 trong bài

Lời giải chi tiết:

Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.

Câu 3

Câu 3: Vì sao bé bận rộn mà lúc nào cũng vui? Chọn ý em thích:

a) Vì bé làm việc có ích.

b) Vì bé yêu những việc mình làm.

c) Vì bé được làm việc như mọi vật, mọi người.

Phương pháp giải:

Em trả lời theo suy nghĩ của bản thân mình

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Lựa chọn ý em thích và giải thích cho phù hợp.

Ví dụ: Bé bận rộn mà lúc nào cũng vui bởi vì bé được làm việc có ích, những việc này giúp ích và đem lại niềm vui cho bé và cho cả những người xung quanh mình.

Phần IV

Luyện tập:

Câu 1: Tưởng tượng mỗi từ ngữ dưới đây là một hành khách. Hãy xếp mỗi hành khách vào toa tàu phù hợp:

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh, đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp vào nhóm phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Người: em, mẹ

- Vật: đồng hồ, hoa, nhà, rau, trời, hoa đào, (quả) vải

- Con vật: gà, tu hú, chim sâu

- Thời gian: ngày, giờ, phút

Câu 2

Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ ở ngoài bài đọc:

a. Chỉ người

b. Chỉ vật

c. Chỉ con vật

d. Chỉ thời gian

Phương pháp giải:

Em liên hệ thực tế để làm bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) Chỉ người: bố, ông nội, bác thợ may, cô kĩ sư, cô giáo, anh, chị,..

b) Chỉ vật: cái bàn, cái bếp, quyển sách, bình nước, tách trà,…

c) Chỉ con vật: con mèo, con chó, con trâu, con bò, con thỏ, con cá,….

d) Chỉ thời gian: năm, tháng, ngày,…

soanvan.me