Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1: Nghe – viết:

Bé Hoa

Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.

Theo VIỆT TÂM

Câu 2

Câu 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố:

a) Chữ l hay n?

Chân đen mình trắng

Đứng □ắng giữa đồng

□àm bạn nhà □ông

Thích mò tôm cá.

(Là con gì?)

b) Chữ i hay ?

Cá gì đầu bẹp có râu

Cả đời ch□`m dưới bùn sâu k□’m mồi?

(Là con gì?)

c) Vần ăc hay ăt?

Thường có mٜ ở sân trường

Cùng em năm tháng thân thương bạn bè.

Nấp trong tán lá tiếng ve

S□’ hoa đỏ rực gọi hè đến mau.

(Là cây gì?)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) Chữ l hay n?

Chân đen mình trắng

Đứng nắng giữa đồng

Làm bạn nhà nông

Thích mò tôm cá.

=> Đáp án: con cò

b) Chữ i hay ?

Cá gì đầu bẹp có râu

Cả đời chìm dưới bùn sâu kiếm mồi?

=> Đáp án: cá trê

c) Vần ăc hay ăt?

Thường có mặt ở sân trường

Cùng em năm tháng thân thương bạn bè.

Nấp trong tán lá tiếng ve

Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau.

=> Đáp án: cây phượng

Câu 3

Câu 3: Tìm các tiếng:

a. Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với lạnh

- Không quen

b. Chứa vần in hoặc iên, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với dữ

- Quả (thức ăn) đến độ ăn được

c. Chứa vần ăc hoặc ăt, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với (dao, kéo) lụt (cùn)

- Dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật

Phương pháp giải:

Em dựa vào những gọi ý của bài rồi tìm các tiếng.

Lời giải chi tiết:

a. Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với lạnh: nóng

- Không quen: lạ

b. Chứa vần in hoặc iên, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với dữ: hiền

- Quả (thức ăn) đến độ ăn được: chín

c. Chứa vần ăc hoặc ăt, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với (dao, kéo) lụt (cùn): sắc

- Dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật: cắt, chặt

Câu 4

Câu 4: Tập viết

a. Viết chữ hoa O

b. Viết ứng dụng Ong chăm tìm hoa lấy mật

Lời giải chi tiết:

- Cấu tạo: gồm nét cong kín

Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, giữa hai ĐK ngang 3, 4 viết nét cong kín. Khi chạm điểm đặt bút thì lượn vòng vào trong và dừng bút bên phải ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 3 (ĐK dọc 2 là trục đối xứng của chữ O và nét lượn vòng)

soanvan.me