Đề bài

Câu 1: Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được dùng làm

A. nhựa bakelit.

B. nhựa PVC.

C. tơ nilon-6.

D. thuỷ tinh hữu cơ.

Câu 2: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời loại ra các phân tử nhỏ (như H2O, NH3, HCl, ...) được gọi là

A. sự tổng hợp.

B. sự polime hóa.

C. sự trùng ngưng.

D. sự peptit hóa.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi. 

B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường. 

C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

D. Polietilen là polime thiên nhiên, xenlulozơ triaxetat là polime bán tổng hợp.

Câu 4: Cho các vật liệu polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, (7) tơ axetat. Loại vật liệu có nguồn gốc từ xenlulozơ là:

A. 2, 6, 7.

B. 2, 3, 5, 7.

C. 2, 3, 7.

D. 2, 5, 6, 7.

Câu 5: Cho các polime sau: polistiren, xenlulozơ triaxetat, policaproamit, poli (metyl metacrylat), poli

(vinyl clorua), poliacrilonitrin. Polime sử dụng để sản xuất chất dẻo gồm

A. Polistiren, poli (metyl metacrylat), poli (vinyl clorua).    

B. Polistiren, xenlulozơ triaxetat, poli (metyl metacrylat), poliacrilonitrin.

C. Polistiren, poli (metyl metacrylat), poliacrilonitrin, poli (vinyl clorua).        

D. Polistiren, xenlulozơ triaxetat, poli (metyl metacrylat).

Câu 6: Dựa vào nguồn gốc để phân loại polime thì xenlulozơ triaxetat thuộc loại

A. polieste.

B. polimetổnghợp.

C. polime bán tổng hợp.

D. poliamit.

Câu 7: Để điều chế nilon-6,6 thực hiện phản ứng trùng ngưng hexametylen điamin với 

A. axitterephtalic.

B. axit oxalic.

C. axit stearic.

D. axit ađipic.

Câu 8: Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây? 

A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.

B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.

C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.

D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.

Câu 9: Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo?

A. Poli (metyl metacrylat).

B. Poli (acrilonitrin).

C. Poli (vinyl clorua).

D. Poli (phenol-fomandehit).

Câu 10: Kết luận nào sau đây đúng? 

A. Cao su là loại vật liệu polime có tính dẻo.

B. Vật liệu compozit có thành phần chính là polime.

C. Nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.

D. Tơ capron, nitron, nilon thuộc loại tơ tổng hợp.

Câu 11: Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-NH-CH2-CO-)n. Công thức của các monome để trùng hợp hoặc trùng ngưng để tạo ra các polime trên lần lượt là: 

A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3CH(NH2)-COOH.

B. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, H2N-CH2-COOH.

C. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, H2N-CH2-COOH.

D. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-COOH.

Câu 12: Phương pháp điều chế polime nào sau đây đúng?

A. Trùng ngưng hexametylenđiamin tạo ra tơ nilon-6.

B. Đồng trùng hợp isopren và stiren được cao su buna-S.

C. Trùng ngưng axit terephtalic và etylen glicol được poli(etylen terephtalat).

D. Trùng ngưng buta-1,3-đien và vinyl xianua được cao su buna-N.

Câu 13: Thủy phân 1250 gam protein thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của protein bằng 100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử protein là

A. 453.

B. 382.

C. 328.

D. 479.

Câu 14: P.V.C được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% metan về thể tích) theo sơ đồ:

\(C{{H}_{4}}\xrightarrow{15%}{{C}_{2}}{{H}_{2}}\xrightarrow{95%}C{{H}_{2}}=CHCl\xrightarrow{90%}PVC\). . Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy điều chế 1 tấn P.V.C là       

A. 5309,63 m3.

B. 5883,24 m3.

 C. 5589,08 m3.

D. 96,768 m3.

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(1) Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome tương ứng.

(2) Hầu hết polime có nhiệt độ nóng chảy xác định.

(3) Tơ nilon-6, tơ nilon-6,6, tơ tằm đều là tơ tổng hợp.

(4) Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

 Số phát biểu không đúng là

A. 1.

B. 2. 

C. 3.

D. 4.

Câu 16: Polietilen có phân tử khối trung bình là 560000. Hệ số polime hóa của loại polime này là

(Cho C=12, H=1)

A. 10000.

B. 20000.

C. 5600.

D. 30000.

Câu 17: Clo hóa PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là (Cho C=12, H=1, Cl=35,5)

A. 4.  

B. 6.  

C. 3.  

D. 5.

Câu 18: Polime có cấu trúc mạng không gian là

A. cao su lưu hóa.

B. cao su buna-S.

C. P.E.

D. poliisopren.

Câu 19: Polime thu được từ phản ứng trùng hợp propen là 

A. (-CH2-CH2-)n.

B. (-CH2-CH2-CH2-)n.

C. (-CH2-CH-CH3-)n.

D. (-CH2-CH(CH3)-)n

Câu 20: Cho các chất sau: CH2=CH2 (1), CH3–CH2 –CH3 (2), CH2=CH–Cl (3), CH3–CH3 (4). Những chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. (1), (3).

B. (3), (2).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Câu 21: Cho các polime sau: cao su isopren, tơ axetat, tơ capron, poli (metyl metacrylat), poli (vinyl clorua), bakelit. Polime sử dụng để sản xuất chất dẻo là:

A. Polisopren, poli (metyl metacrylat), bakelit.

B. Xenlulozơtri axetat, poli (metyl metacrylat), bakelit.

C. Poli (metyl metacrylat), bakelit, poli (vinyl clorua).

D. Xenlulozơtri axetat, poli (metyl acrylat).

Câu 22:Cho sơ đồ phản ứng sau:

\(X\xrightarrow[-{{H}_{2}}O]{}Y\xrightarrow{xt,\,{{t}^{0}},\,p}\) polime.

X có công thức phân tử C8H10O và không tác dụng với NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là 

A. C6H5CH(CH3)OH, C6H5COCH3.

B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO. 

C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH=CH2

D. CH3-C6H4CH2OH, C6H5CH=CH2.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

D. Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

Câu 24: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất trơ có thể điều chế m tấn nhựa PE. Biết hiệu suất phản ứng trùng hợp bằng 90%, giá trị m là (Cho H = 1, C = 12)

A. 2,65.

B. 2,80.

C. 2,52.

D. 3,60.

Câu 25: Một đoạn mạch PVC có khoảng 1000 mắt xích. Khối lượng của đoạn mạch trên là (Cho nguyên tử khối: H=1, Cl=35,5, C=12)

A. 62500 đvC.

B. 625000 đvC.

C. 125000 đvC.

D. 250000 đvC.

Lời giải chi tiết

Đáp án:

1. D

6. C

11. D

16. B

21. C

2. C

7. D

12. C

17. C

22. C

3. D

8. C

13. B

18. B

23. A

4. B

9. B

14. B

19. D

24. C

5. A

10. D

15. B

20. A

25. A

Lời giải chi tiết:

Câu 1:

Đáp án D

Câu 2:

Đáp án C

Câu 3:

Polietilen là polime tổng hợp

Đáp án D

Câu 4:

Các vật liệu có nguồn gốc xenlulozo là: : (2) sợi bông, (3) sợi đay, (5) tơ visco, (7) tơ axetat.

Đáp án B

Câu 5:

Đáp án A

Câu 6:

Đáp án C

Câu 7:

Đáp án D

Câu 8:

Đáp án C

Câu 9:

Đáp án B

Câu 10:

A sai, cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi

B sai

C sai, nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp

Đáp án D

Câu 11:

Đáp án D

Câu 12:

A sai, trùng ngưng axit ὲ - amino caproic tạo tơ nilon-6.

B sai, Đồng trùng hợp buta-1,3-dien và stiren được cao su buna-S.

D sai, trùng hợp buta-1,3-đien và vinyl xianua được cao su buna-N.

Đáp án C

Câu 13:

Theo đề bài ta có: 1250 gam protein => 425 gam alanin

=> 100000 gam protein => x gam alanin

Áp dụng quy tắc đường chéo

=> x = 100000 . 425 : 1250 = 34000 gam

=> Số mắt xích alanin có trong phân tử protein là:

34000 : 89 = 382 (mắt xích)

Đáp án B

Câu 14:

\(C{{H}_{4}}\xrightarrow{15%}{{C}_{2}}{{H}_{2}}\xrightarrow{95%}C{{H}_{2}}=CHCl\xrightarrow{90%}PVC\)

Số mol PVC cần điều chế là: 1 . 106 : (12.2 + 3 + 35,5) = 1,6 . 104 (mol)

=> Số mol C2H2 cần để điều chế PVC là:

1,6 . 104 : 90% : 95% = 1,87 . 104 (mol)

=> Số mol CH4 cần dùng là:

1,87 . 104 . 2 : 15% = 2,495 . 105 (mol)

=> Số mol khí thiên nhiên cần dùng là:

2,495 . 105 : 95% = 2,62 . 105 (mol)

Thể tích khí thiên nhiên cần dùng để điều chế PVC là:

2,62 . 105 . 22,4 = 5,88324 . 106 (lit) = 5883,24 m3

Đáp án B

Câu 15:

(1) sai, poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng

(2) sai, hầu hết polime có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

(3) đúng

(4) đúng

Đáp án B

Câu 16:

Hệ số polime hóa của polietilen đang xét là:

560000 : 28 = 20000

Đáp án B

Câu 17:

Gọi công thức của 1 mắt xích polime PVC khi được polime hóa là: C2kH3k-1Clk+1

Theo đề bài ta có phương trình:

\(\frac{{35,5(k + 1)}}{{(27 + 35,5)k - 1 + 35,5}} = 63,96\% \)

=> k = 3

Đáp án C

Câu 18:

Đáp án B

Câu 19:

Đáp án D

Câu 20:

Đáp án A

Câu 21:

A sai, poliisopren là cao su

B sai, xenlulozo triaxetat là tơ nhân tạo

C đúng

D sai, xenlulozo triaxetat là tơ nhân tạo

Đáp án C

Câu 22:

X không tác dụng được với NaOH => CTCT của X không có nhóm OH đính trực tiếp vào vòng benzen

=> Loại A, D

Y có khả năng tạo polime

=> Y có thể có chứa liên kết kém bền

Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là: C6H5CH2CH2OH, C6H5CH=CH2

Đáp án C

Câu 23:

B sai, Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit adipic.

C sai, Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)

D sai, Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.  

Đáp án A

Câu 24:

Khối lượng C2H4 được dùng để điều chế nhựa PE là: 4 . 70% = 2,8 tấn.

Mặt khác, hiệu suất của phản ứng trùng hợp bằng 90%

=> Khối lượng PVC thu được là:

2,8 . 90% = 2,52 tấn

Đáp án C

Câu 25:

Khối lượng của đoạn mạch trên là:

1000 . 62,5 = 62500 đvC

Đáp án A

 soanvan.me