Đề bài
Câu 1. Thành phần chính của xà phòng thơm dạng bánh thông dụng là
A. hương liệu tạo mùi thơm.
B. natri panmitat hoặc natri stearat.
C. chất tạo bọt và phẩm màu.
D. chất diệt khuẩn, chất tăng độ cứng và chất tạo bọt.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất giặt rửa là các chất có tác dụng như xà phòng nhưng được điều chế từ dầu mỏ.
B. Chất giặt rửa có khả năng oxi hóa các chất màu, chất bẩn.
C. Chất giặt rửa không gây tác dụng hóa học với chất bẩn bám trên vật rắn.
D. Xà phòng là một dạng của chất giặt rửa.
Câu 3. Thành phần chính của bột giặt hiện nay là (R là gốc ankyl mạch cacbon dài)
A. RCH2-OSO3Na
B. RCOONa.
C. RCH2ONa.
D. RSO3Na.
Câu 4. Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng là
A. nguyên liệu để điều chế có sẵn hơn.
B. ít gây ô nhiễm môi trường.
C. không hại da tay.
D. không bị mất hoạt tính trong nước cứng.
Câu 5. Xét các chất trong thành phần của bột giặt tổng hợp hiện nay. Trường hợp nào phù hợp giữa các chất và vai trò của nó?
A. Muối của axit ankylbenzensunfonic là chất tạo hương thơm cho bột giặt.
B. Muối silicat, photphat là chất oxi hóa để tẩy trắng.
C. Na2SO4 là chất độn làm tăng độ xốp cho bột giặt.
D. NaClO là chất trung hòa tính axit của chất bẩn.
Câu 6. Thành phần của một loại xà phòng thơm có chứa CH3(CH2)15COONa (mạch thẳng). Muối này có thể được điều chế từ nguyên liệu ban đầu là
1. Dầu thực vật 2. Mỡ động vật 3. Dầu mỏ
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2,.
C. 3.
D. 2,3.
Câu 7. Xà phòng thơm trung tính được điều chế bằng cách thủy phân chất béo trong môi trường axit, sau đó dùng chất trung hòa là
A. Na2CO3.
B. NaOH.
C. Ca(OH)2.
D. CaCO3.
Câu 8. Khi xà phòng hóa 2,52 gam một chất béo cần 90 ml dung dịch KOH 0,1 M. Chỉ số xà phòng hóa (mgKOH/gam lipit) của chất béo đó bằng
A. 200.
B. 188.
C. 20.
D. 504
Câu 9. Khi cho 178 kg chất béo trung tính, phản ứng vừa đủ với 120 kg dung dịch NaOH 20%. Khối lượng xà phòng bánh 30% chất phụ gia thu được là
A. 612 kg.
B. 183,6 kg.
C. 128,52 kg.
D. 262,3 kg.
Câu 10. Chất tẩy rửa natri đođexylsunfat điều chế theo sơ đồ sau
\( {\rm{Ankan}} \to {{\rm{C}}_{11}}{H_{21}}COOH\buildrel {\left[ H \right]} \over\longrightarrow \)\(\,{C_{11}}{H_{21}}C{H_2}OH\buildrel {{H_2}S{O_4}} \over\longrightarrow\)\(\, {C_{11}}{H_{21}}C{H_2}OS{O_3}H \buildrel {NaOH} \over\longrightarrow \)\(\,{C_{11}}{H_{21}}C{H_2}OS{O_3}Na \)
Khối lượng H2SO4 cần dùng để điều chế 20 kg natri đođexylsunfat là
A. 1,568 kg.
B. 6,853 kg.
C. 18,816 kg.
D. 5,6448 kg.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn B.
Hương liệu, chất tạo bọt, chất màu,... chỉ là phụ gia chiếm khoảng 30%.
Câu 2. Chọn C.
Khả năng giặt tẩy do tính hoạt động bề mặt.
A sai: Chất giặt rửa có trong tự nhiên hoặc điều chế trong công nghiệp.
B sai: Chất tẩy rửa có khả năng oxi hóa các chất màu, chất bẩn.
Câu 3. Chọn A.
Câu 4. Xem lại phần lý thuyết Chất giặt rửa
Chọn D
Câu 5. Chọn C.
Dùng phương pháp loại trừ
A. Muối của axit ankylbenzensunfonic \( \to \) Giảm sức căng bề mặt chất bẩn, giúp phân tán chất bẩn vào nước.
B. NaClO \( \to \) Chất oxi hóa để tẩy trắng.
D. Muối silicat, photphat \( \to \) Thủy phân cho mỗi trường kiềm yếu \( \to \) Trung hòa tính axit của chất bẩn.
Câu 6. Chọn C.
Gốc axit no \( \to \) không điều chế từ dầu thực vật
Số C lẻ \( \to \) không phải axit béo \( \to \) phải điều chế từ dầu mỏ.
Câu 7. Chọn A.
Để trung hòa axit sau phản ứng thủy phân, ta cần dùng muối có môi trường kiềm (Na2CO3)
Câu 8. Chọn A.
\({n_{KOH}} = 0,09.0,1 = 0,009(mol)\)
mKOH = 0,009 . 56 = 5,04 gam = 504 mg
\( \to \) chỉ số \( = \dfrac{504} {2,52} = 200.\)
Câu 9. Chọn D.
Chất béo + 3NaOH \( \to \) C3H5(OH)3 + muối
0,6 kmol 0,2 kmol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối = mchất béo + mNaOH – mglyxerol = 183,6 kg.
Xà phòng bánh chứa 70% muối \( \to \) có khối lượng \(183,6.\dfrac{100}{70} = 262,3kg\)
Câu 10. Chọn B.
Bảo toàn nguyên tố lưu huỳnh ta thu được:
\({n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_m} = \dfrac{20000}{286} = 69,9301\left( {mol} \right)\)
\(\to {m_{axit}} = 6,853kg.\)
soanvan.me