Đề bài
Câu 1. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
B. dùng dòng điện hoặc chất khử cho tác dụng với hợp chất chứa kim loại.
C. dùng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên.
D. cho các hợp chất chứa kim loại tác dụng với chất khử phù hợp.
Câu 2. Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?
A. Fe, Al, Cu.
B. Zn, Mg, Fe.
C. Fe, Mn, Ni.
D. Ni, Cu, Ca.
Câu 3. Trong quá trình điện phân \(CaC{l_2}\) nóng chảy, ở catot xảy ra phản ứng
A. ion clorua bị oxi hóa.
B. ion clorua bị khử.
C. ion canxi bị khử.
D. ion canxi bị oxi hóa.
Câu 4. Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối clorua hoặc phương pháp khử oxit bằng khí CO?
A. Ag.
B. Al.
C. Pb.
D. Cu.
Câu 5. Dùng hóa chất nào sau đây để kết tủa Ag tinh khiết từ dung dịch \(AgN{O_3}\)?
A. Bụi Cu.
B. Khí \({H_2}\)
C. Mẩu Na
D. Dung dịch \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
Câu 6. Khi điện phân dung dịch hỗn hợp gồm \(AgN{O_3};Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2};Mg{\left( {N{O_3}} \right)_2}\) với điện cực trơ. Các kim loại lần lượt xuất hiện ở catot là
A. Ag, Cu
B. Mg, Ag, Cu.
C. Cu, Ag.
D. Cu, Ag, Mg.
Câu 7. Một lượng nhỏ đồng được điều chế bằng phương pháp ...(1)... từ quặng malachit \((Cu{\left( {OH} \right)_2}.CuC{O_3})\) Ban đầu quặng được chế hóa với ...(2)... sau đó thêm bột Fe để thu được Cu.
Thông tin vào dấu “...(1)......(2)” lần lượt là
A. điện phân, \(HN{O_3}\)
B. thủy luyện, \({H_2}S{O_4}\) loãng.
C. nhiệt luyện, \({H_2}S{O_4}\)đặc nóng.
D. thủy luyện, NaOH.
Câu 8. Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào dung dịch \(CuS{O_4}\) Sau một thời gian, lấy thanh nhôm ra, cân được 51,38 gam. Khối lượng Al tan ra là
A. 0,64 gam
B. 1,38 gam.
C. 0,54 gam.
D. 2,56 gam.
Câu 9. Điện phân dung dịch \(Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2}\) với cường độ dòng điện 9,65A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại, thời gian điện phân là 40 phút. Khối lượng Cu sinh ra ở catot là
A. 7,68 gam.
B. 15,3 gam.
C. 6,4 gam.
D. 3,2 gam.
Câu 10. Cho luồng khí \({H_2}\) có dư đi qua ống sứ có chứa 20 gam hỗn hợp A gồm MgO và CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, đem cân lại, thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là
A. 2 gam; 18 gam.
B. 4 gam; 16 gam.
C. 6 gam; 14 gam.
D. 8 gam; 12 gam.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn A.
Câu 2. Chọn C.
CO có thể khử được các kim loại từ \(Zn \to Cu\)
Câu 3. Chọn C.
Khi điện phân cation di chuyển và catot và bị khử.
Câu 4. Chọn D.
\(CuC{l_2}\buildrel {dp} \over\longrightarrow Cu + C{l_2}\)
\(CuO + CO\buildrel {t^\circ } \over\longrightarrow Cu + C{O_2}\)
AgCl không tan, \(PbC{l_2}\) ít tan \( \to \) không điện phân dung dịch.
\(A{g_2}O\) tự phân hủy khi nhiệt phân, không cần chất khử là CO.
\(A{l^{3 + }}\) được khử bằng dòng điện theo phương pháp điện phân nóng chảy.
Câu 5. Chọn D.
\(Fe{(N{O_3})_2} + AgN{O_3} \to \)\(\,Fe{(N{O_3})_3} + Ag\)
Không dùng Cu vì Cu dư lẫn vào \(Ag.{H_2}\) không phản ứng.
Na phản ứng với \({H_2}O\)
Câu 6. Chọn A.
Kim loại tính khử càng yếu thì ion tương ứng có tính oxi hóa càng mạnh và càng dễ bị khử bởi dòng điện \( \to \) sẽ được khử trước. \(M{g^{2 + }}\) không bị khử trong dung dịch.
Câu 7. Chọn B.
\( Cu{(OH)_2}.CuC{O_3} + 2{H_2}S{O_4} \to \)\(\,2CuS{O_4} + C{O_2} + 2{H_2}O \)
\(CuS{O_4} + Fe \to Cu + FeS{O_4} \)
Cơ sở của phương pháp thủy luyện là hòa tan kim loại chưa tinh khiết hoặc hợp chất của kim loại bằng dung dịch thích hợp sau đó dùng kim loại mạnh hơn để khử.
Câu 8. Chọn C.
\(\eqalign{& 2Al + 3CuS{O_4} \to 3Cu + A{l_2}{(S{O_4})_3}. \cr& 2\,mol\,\left( {54\,gam} \right)\,\,\,\,\,\,\,3\,mol\,\,(192\,gam). \cr} \)
Nếu \({n_{Cu}} = 3mol \to \) Khối lượng thanh Al tăng: 192 – 54 = 138 gam.
Theo đề bài: thanh al tăng 1,38 \( \to {n_{Al}} = 0,02mol\left( {0,54\,gam} \right)\)
Câu 9. Chọn A.
Khi catot có khí \( \to C{u^{2 + }}\) đã hết \({m_{Cu}} = \dfrac{64.I.t} {2.96500} = 7,68\,gam.\)
Câu 10. Chọn B.
Khối lượng giảm do CuO chuyển thành Cu.
\( \to {n_{CuO}} = \dfrac{3,2} {80 - 64} = 0,2\,mol \)
\(\Rightarrow {m_{CuO}} = 16\,gam.\)
soanvan.me