Câu 6
Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm:
234 167 > 234 ...67
190 3...5 489 < 190 315 489
209 125 900 = 20... 125 900
47... 605 < 471 605
8... 673 = 84 673
469 132 416 > 469 ...32 416
Phương pháp giải:
- Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
- Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
234 167 > 234 067
190 305 489 < 190 315 489
209 125 900 = 209 125 900
470 605 < 471 605
84 673 = 84 673
469 132 416 > 469 032 416
Câu 7
Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 268 958; 286 795; 275 816; 286 759.
Phương pháp giải:
So sánh các số rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 268 958 < 275 816 < 286 759 < 286 795.
Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 286 795; 286 759; 275 816; 268 958.
Câu 8
Tính:
a) 17 tấn x 5 = .....................
b) 123 kg + 39 kg = .....................
c) 101 tạ + 23 tạ x 4 = .....................
d) 119 yến x 2 – 98 yến = .....................
e) (32 yến + 68 yến) x 8 = .....................
g) 213 tấn : 3 + 86 tấn = .....................
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính đối với số tự nhiên, sau đó viết đơn vị đo vào sau kết quả vừa tìm được.
Lời giải chi tiết:
a) 17 tấn x 5 = 85 tấn
b) 123 kg + 39 kg = 162 kg
c) 101 tạ + 23 tạ x 4 = 193 tạ
d) 119 yến x 2 – 98 yến = 140 yến
e) (32 yến + 68 yến) x 8 = 800 yến
g) 213 tấn : 3 + 86 tấn = 157 tấn
Câu 9
Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm:
4 tấn 34 kg ......... 4 034 kg
7 yến 200 g ......... 72 000 g
6 kg 200 g ......... 6 020 g
9 tấn ......... 7 tấn 20 tạ
5 tạ x 4 ......... 25 yến x 8
12 000 kg : 3 ......... 4 tạ 1 yến
Phương pháp giải:
Đổi các số đo về cùng một đơn vị đo rồi so sánh hai vế.
Lời giải chi tiết:
+) 4 tấn 34 kg = 4 034 kg
+ 7 yến 200 g ……… 72 000 g
Ta có 7 yến 200 g = 70 200 g
Vậy 7 yến 200 g < 72 000 g
+) 6 kg 200 g ….. 6 020 g
Ta có 6 kg 200 g = 6 200 g
Vậy 6 kg 200 g > 6 020 g
+) 9 tấn ……. 7 tấn 20 tạ
Ta có 9 tấn = 90 tạ ; 7 tấn 20 tạ = 90 tạ
Vậy 9 tấn = 7 tấn 20 tạ
+) 5 tạ x 4 = 25 yến x 8
+) 12 000 kg : 3 …….. 4 tạ 1 yến
Ta có 12 000 kg : 3 = 4 000 kg = 40 tạ
Vậy 12 000 kg : 3 > 4 tạ 1 yến
Câu 10
Một cửa hàng buổi sáng bán được 6 984 kg gạo. Buổi chiều bán được nhiều hơn \(\frac{1}{3}\) số gạo của buổi sáng là 72 kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính \(\frac{1}{3}\) số gạo của buổi sáng bán được.
Bước 2: Tính số gạo buổi chiều bán được.
Bước 3: Tính cả hai buổi cửa hàng bán được.
Lời giải chi tiết:
\(\frac{1}{3}\) số gạo của buổi sáng ứng với số kg gạo là:
6 984 x \(\frac{1}{3}\) = 2 328 (kg)
Buổi chiều bán được số kg gạo là:
2 328 + 72 = 2 400 (kg)
Cả hai buổi cửa hàng đó bán được số kg gạo là:
6 984 + 2 400 = 9 384 (kg)
Đáp số: 9 384 kg gạo
Câu 11
Đọc bảng kết quả chạy 100m của 4 học sinh dưới đây rồi viết vào chỗ chấm cho thích hợp:
- Thời gian bạn Bích chạy là ..................
- Bạn .................. chạy nhanh nhất.
- Bạn .................. chạy chậm nhất.
- Bạn .................. chạy chậm hơn bạn Bích.
Phương pháp giải:
- Đổi thời gian chạy của Ngân và An về cùng đơn vị giây.
- So sánh rồi điền vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết:
Đổi: 1 phút 5 giây = 65 giây ; 1 phút 7 giây = 67 giây
Ta có 55 giây < 62 giấy < 65 giây < 67 giây
Ta điền như sau:
- Thời gian bạn Bích chạy là 62 giây
- Bạn Đạt chạy nhanh nhất.
- Bạn An chạy chậm nhất.
- Bạn Ngân, An chạy chậm hơn bạn Bích.
Câu 12
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
Giấy được phát minh vào năm 105. Năm đó thuộc thế kỉ .................... Tính từ năm đó đến năm nay đã được ........... năm.
Phương pháp giải:
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).
Lời giải chi tiết:
Giấy được phát minh vào năm 105. Năm đó thuộc thế kỉ II.
Tính từ năm đó đến năm nay (2022) đã được 1917 năm.