Câu 7
Đọc và trả lời câu hỏi:
a) Năm 2016 là năm nhuận. Hỏi năm 2018 là năm nhuận hay không nhuận?
b) Năm 2018, ngày 01 tháng 6 (ngày Quốc tế Thiếu Nhi) là thứ sáu. Hỏi đúng một năm nữa (vào năm không nhuận), ngày 1 tháng 6 là thứ mấy?
Phương pháp giải:
Dựa vào cách xem lịch lớp 3 để trả lời câu hỏi của đề bài.
Lời giải chi tiết:
a) Năm 2016 là năm nhuận. Vậy năm 2018 là năm không nhuận.
b) Năm 2018, ngày 01 tháng 6 (ngày Quốc tế Thiếu Nhi) là thứ sáu. Hỏi đúng một năm nữa (vào năm không nhuận), ngày 1 tháng 6 là thứ Bảy.
Câu 8
Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm:
6 phút 40 giây ...... 404 giây
\(\frac{1}{2}\) giờ 5 phút ...... 35 phút
\(\frac{1}{3}\) ngày 2 giờ ...... 8 giờ
2 giờ 40 phút ...... 106 phút
\(\frac{1}{6}\) giờ 10 phút ...... \(\frac{1}{3}\) giờ
\(\frac{1}{4}\) thế kỉ ...... 24 năm
Phương pháp giải:
Áp dụng cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài để viết các số đo về cùng một đơn vị đo rồi so sánh kết quả.
Lời giải chi tiết:
Câu 9
Siêu thị “Gạo Ngon” trong ba ngày bán được một số gạo. Ngày thứ nhất bán được 3 tạ 6 kg, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 6 yến 3 kg và ít hơn ngày thứ ba 9 yến 6 kg. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính số gạo bán được ngày thứ hai.
Bước 2: Tính số gạo bán được ngày thứ ba.
Bước 3: Tính trung bình mỗi ngày bán được = tổng số gạo bán trong ba ngày : 3.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Ngày 1: 3 tạ 6 kg
Ngày 2: nhiều hơn ngày thứ nhất 6 yến 3 kg
Ngày 3: nhiều hơn ngày thứ hai 9 yến 6 kg
Trung bình: ? kg
Bài giải
Đổi 3 tạ 6 kg = 306 kg; 6 yến 3kg = 63 kg; 9 yến 6kg = 96 kg.
Số ki-lô-gam gạo siêu thị bán được trong ngày thứ hai là:
306 + 63 = 369 (kg)
Số gạo siêu thị bán được trong ngày thứ ba là:
369 + 96 = 465 (kg)
Trung bình mỗi ngày cừa hàng đó bán được số ki-lô-gam gạo là:
(306 + 369 + 465) : 3 = 380 (kg)
Đáp số: 380 kg gạo
Câu 10
Một đội sản xuất ngày thứ nhất làm được 936 sản phẩm, ngày thứ hai làm được nhiều hơn ngày thứ nhất 48 sản phẩm. Ngày thứ ba làm được số sản phẩm bằng trung bình cộng của ngày thứ nhất và ngày thứ hai. Hỏi trong ba ngày, trung bình mỗi ngày đội sản xuất làm được bao nhiêu sản phẩm?
Phương pháp giải:
Bước 1: Số sản phẩm ngày thứ hai làm được = Số sản phẩm ngày thứ nhất làm được + 48
Bước 2: Tính số sản phẩm làm được ngày thứ ba.
Bước 3: Tính trung bình số sản phẩm mỗi ngày làm được = tổng số sản phẩm làm được trong ba ngày : 3.
Lời giải chi tiết:
Số sản phẩm sản xuất được trong ngày thứ hai là:
936 + 48 = 984 (sản phẩm)
Số sản phẩm sản xuất được trong ngày thứ ba là:
(936 + 984) : 2 = 960 (sản phẩm)
Trung bình mỗi ngày đội sản xuất được số sản phẩm là:
(936 + 984 + 960) : 3 = 960 (sản phẩm)
Đáp số: 960 sản phẩm.
Câu 11
Nhìn vào biểu đồ và trả lời câu hỏi:
Biểu đồ dưới đây nói về số quyển vở khối lớp Bốn quyên góp được để ủng hộ các bạn vùng bão lụt.
a) Số?
- Lớp 4A quyên góp được ............................................. quyển vở.
- Lớp 4B quyên góp được ............................................. quyển vở.
- Lớp 4C quyên góp được ............................................. quyển vở.
- Lớp 4D quyên góp được ............................................. quyển vở.
b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
• Lớp nào quyên góp được nhiều vở nhất?
A. Lớp 4C B. Lớp 4D
C. Lớp 4A D. Lớp 4B
• Hai lớp nào quyên góp được số vở bằng nhau?
A. Lớp 4B và lớp 4C B. Lớp 4A và lớp 4C
C. Lớp 4A và lớp 4D D. Lớp 4B và lớp 4D
c) Tính xem trung bình mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu quyển vở.
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ trả lời câu hỏi của đề bài.
Lời giải chi tiết:
a)
- Lớp 4A quyên góp được 40 quyển vở.
- Lớp 4B quyên góp được 50 quyển vở.
- Lớp 4C quyên góp được 60 quyển vở.
- Lớp 4D quyên góp được 50 quyển vở.
b) - Lớp 4C quyên góp được nhiều vở nhất. Chọn A.
- Hai lớp quyên góp được số vở bằng nhau là 4B và 4D. Chọn D.
c) Trung bình mỗi lớp quyên góp được số quyển vở là: (40 + 50 + 60 + 50) : 4 = 50 (quyển vở)