Bài 1
Video hướng dẫn giải
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 3254 + 146 + 1698
4367 + 199 + 501
4400 + 2148 + 252
b) 921 + 898 + 2079
1255 + 436 + 145
467 + 999 + 9533
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn, ...
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Video hướng dẫn giải
Một quỹ tiết kiệm ngày đầu nhận được \(75\, 500\, 000\) đồng, ngày thứ hai nhận được \(86\, 950\, 000\) đồng, ngày thứ ba nhận được \(14\, 500\, 000\) đồng. Hỏi cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được bao nhiêu tiền ?
Phương pháp giải:
Số tiền cả ba ngày nhận được = số tiền nhận được ngày thứ nhất + số tiền nhận được ngày thứ hai + số tiền nhận được ngày thứ ba.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Ngày đầu: 75 500 000 đồng
Ngày hai: 86 950 000 đồng
Ngày ba: 14 500 000 đồng
Cả ba ngày: .... đồng?
Bài giải
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 = 176 950 000 (đồng)
Đáp số: 176 950 000 đồng.
Bài 3
Video hướng dẫn giải
Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a) a + 0 = ... + a = ...
b) 5 + a = ... + 5
c) (a + 28) + 2 = a + (28 + ...) = a + ...
Phương pháp giải:
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: a + b = b + a.
- Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng: (a + b) + c = a + (b + c)
Lời giải chi tiết:
a) a + 0 = 0 + a = a
b) 5 + a = a + 5
c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
Lý thuyết
So sánh giá trị của hai biểu thức $\left( {a + b} \right) + c$ và $a + \left( {b + c} \right)$ trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của $\left( {a + b} \right) + c$ và của $a + \left( {b + c} \right)$ luôn luôn bằng nhau, ta viết:
$\left( {a + b} \right) + c = a + \left( {b + c} \right)$
Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng $a + b + c$ như sau:
$a + b + c{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {a + b} \right) + c{\rm{ }} = {\rm{ }}a + \left( {b + c} \right)$