Câu hỏi 1 :
Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A
Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương
- B
Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến
- C
Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế
- D
Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sau khi biết được âm mưu muốn tiêu diệt phe chủ chiến của thực dân Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến bất ngờ mở cuộc phản công ở kinh thành Huế tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
Câu hỏi 2 :
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
- A
Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân
- B
Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình
- C
Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù
- D
Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào thái độ của triều đình Nguyễn khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu khiến Triều đình Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là do sai lầm trong nhận thức về kẻ thù. Ban đầu, triều đình Nguyễn đứng đầu là vua Tự Đức chỉ nghĩ rằng người Pháp đến Việt Nam chỉ để đòi những quyền lợi buôn bán nên chấp nhận đàm phán nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, chứ chưa nhận thức được dã tâm xâm lược của chúng.
Câu hỏi 3 :
Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?
- A
Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra
- B
Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống
- C
Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
- D
Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ giữa thế kỉ XIX, tình trạng sa sút về nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã buộc những người nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. Trong đó, một bộ phận kéo lên Yên Thế, tổ chức khai hoang, lập ấp. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, bước vào thời kì bình định quân sự, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp. Để bảo vệ cuộc sống của mình, những người nông dân ở đây đã tự động đứng lên đấu tranh
=> Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì muốn chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
Câu hỏi 4 :
Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?
- A
Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
- B
Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
- C
Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
- D
Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ năm 1885 đến năm 1888, nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê là tập trung thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đặc biệt ông đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
Câu hỏi 5 :
Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?
- A
Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.
- B
Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.
- C
Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.
- D
Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đêm 23 rạng sáng ngày 24 -2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của Pháp, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Câu hỏi 6 :
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là
- A
Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện
- B
Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển
- C
Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng
- D
Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Câu hỏi 7 :
Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
- A
Cuộc sống nhân dân đói khổ.
- B
Nền kinh tế đất nước kiệt quệ.
- C
Các đề nghị cải cách được triển khai.
- D
Giặc cướp nổi lên khắp nơi.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) mang những nét nổi bật sau đây:
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.
- Xã hội: nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi
- Chính trị: các đều nghị cải cách duy tân bị khước từ, có lúc phải triều đình phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh.
=> Tình hình rối loạn cực độ.
=> Loại trừ đáp án: C
Câu hỏi 8 :
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
- A
Bảo vệ đạo Gia Tô trước hành động khủng bố của nhà Nguyễn.
- B
Yêu cầu của nền sản xuất Pháp về nguyên liệu, nhân công, thị trường. Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó.
- C
Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.
- D
Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nề.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh thế giới, Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX để đánh giá
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang trong tình trạng suy yếu.
Câu hỏi 9 :
Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?
- A
Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp
- B
Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất
- C
Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam
- D
Do triều đình Huế đang ra sức tập hợp lực lượng chống Pháp
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử nước Pháp cuối thế kỉ XIX để đánh giá, nhận xét
Lời giải chi tiết:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng
Câu hỏi 10 :
Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
- A
Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương
- B
Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi
- C
Phương thức tác chiến linh hoạt
- D
Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:
- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp
- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía BắC. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng
- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng
- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…
=> Đáp án D: là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê, thuộc phong trào Cần Vương.