Câu hỏi 1 :
Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A
Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam
- B
Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh
- C
Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á
- D
Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của nước Nhật đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam. Hơn nữa, sau cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản là nước duy nhất không bị biến thành thuộc địa và đã trở thành một nước tư bản hùng mạnh, đánh thắng đế quốc Nga năm 1905. Chính vì thế, các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn lấy Nhật Bản làm tấm gương để học tập
=> Đáp án C: là âm mưu của Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Nó được đề ra ở giai đoạn sau.
Câu hỏi 2 :
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?
- A
Học sinh, sinh viên.
- B
Tiểu thương, địa chủ.
- C
Nhà báo, nhà giáo.
- D
Chủ các hãng buôn.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên
Câu hỏi 3 :
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?
- A
Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự.
- B
Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- C
Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.
- D
Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp - Phổ.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào thời điểm tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Từ năm 1897-1914, thực dân Pháp đã bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn ở Việt Nam sau khi đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự (Cũng có nghĩa sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương).
Câu hỏi 4 :
Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào
- A
Nga
- B
Nhật Bản
- C
Pháp
- D
Mĩ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên Phan Bội Châu tin tưởng có thể nhờ cậy được.
Câu hỏi 5 :
Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ
- A
một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
- B
một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.
- C
một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
- D
từ Pháp du nhập vào Việt Nam.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản Việt Nam xuất phát từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở tên giàu có. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam
Câu hỏi 6 :
Đâu không phải nguyên nhân một số nhà yêu nước Việt Nam chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách?
- A
Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó
- B
Do ảnh hưởng yếu tố quê hương
- C
Do thất bại của phong trào Đông Du
- D
Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Sở dĩ một số nhà yêu nước Việt Nam chủ trương cải cách là do:
- Chứng kiến sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó
- Tư tưởng cải cách trên thế giới xâm nhập mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản với thành công của cuộc cách cách Duy tân Minh Trị.
=> Loại trừ đáp án C.
Câu hỏi 7 :
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương là
- A
Khởi nghĩa Ba Đình
- B
Khởi nghĩa Bãi Sậy
- C
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
- D
Khởi nghĩa Hương Khê
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương để trả lời
Lời giải chi tiết:
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương vì
- Thời gian diễn ra dài nhất trong 10 năm (1885-1895)
- Địa bàn hoạt động rộng lớn: khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Trình độ tổ chức tiến bộ nhất
+ Có hẳn 1 giai đoạn 3 năm chuẩn bị lực lượng
+ Nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi thứ quân có từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh. Họ được trang bị súng trường theo kiểu Pháp tự chế tạo
Câu hỏi 8 :
Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?
- A
Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
- B
Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
- C
Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
- D
Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông.
Câu hỏi 9 :
Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?
- A
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng
- B
Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản
- C
Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến
- D
Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến
Lời giải chi tiết:
Yếu tố quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng
- Kinh tế: trong quá trình tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được du nhập vào Việt Nam và dẫn tới sự chuyển biến cơ cấu kinh tế.
- Xã hội: chuyển biến kinh tế đã dẫn tới chuyển biến xã hội. Phân hóa giai cấp bắt đầu diễn ra. Bên cạnh các giai cấp cũ là nông dân, địa chủ phong kiến, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới là giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.
- Tư tưởng: tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam.
Câu hỏi 10 :
Cho nhận định sau: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh”.
Nhận định trên đúng hay sai? Vì sao?
- A
Đúng. Vì người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại
- B
Đúng. Vì người Pháp đã du nhập và phát triển nền kinh tế tư bản ở Việt Nam
- C
Sai. Vì hoạt động khai hóa của người Pháp là để phục vụ cho hoạt động khai thác, bóc lột
- D
Sai. Vì văn minh Pháp không ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến Việt Nam
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
- Nhận định trên là sai. Vì thực dân Pháp đến Việt Nam là để xâm lược, thống trị, bóc lột thuộc địa. Còn hành động khai hóa chỉ là để phục vụ cho hoạt động khai thác.
- Trong giai đoạn 1897-1914, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
+ Về kinh tế: Thực dân Pháp đã đầu tư số vốn lớn để xây dựng các đồn điền, cơ sở sản xuất công nghiệp, hệ thống giai thông vận tải. Nhờ đó người Pháp đã thu được một nguồn lợi khổng lồ từ Việt Nam.
+ Về văn hóa- xã hội: truyền bá nền văn hóa nô dịch, thực dân; thực hiện chính sách ngu dân; thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
- Hậu quả đối với Việt Nam:
+ Kinh tế: nghèo nàn, lạc hậu, cột chặt vào kinh tế Pháp
+ Văn hóa- xã hội: 90% dân số mù chữ, hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội phổ biến