Câu hỏi 1 :

Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?

 

  • A

    Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc

     

  • B

    Thỏa hiệp với thực dân Anh

     

  • C

    Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ

     

  • D

    Giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào sự ra đời của Đảng Quốc đại để trả lời

Lời giải chi tiết:

Năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội gọi tắt là Đảng Quốc đại được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tư trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cuộc đấu tranh chống  chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

 

  • A

    Kẻ thù xâm lược rất mạnh.

     

  • B

    Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai.

     

  • C

    Các cuộc đấu tranh thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • D

    Chưa có sự đoàn kết với phong trào cách mạng trên thế giới

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Cuộc đấu tranh chống  chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX làn lượt thất bại do

- Tương quan lực lượng chênh lệch quá lớn. Các nước thực dân phương Tây hơn hẳn các nước Đông Nam Á một phương thức sản xuất, vũ khí hiện đại, quân đội tinh nhuệ

- Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho thực dân

- Cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. 

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối?

 

  • A

    In-đô-nê-xi-a  

     

  • B

    Xiêm

     

  • C

    Mã Lai

     

  • D

    Phi-líp-pin

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á để trả lời

Lời giải chi tiết:

Đến cuối thế kỉ XIX, chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

 

  • A

    Không dựa vào lực lượng nhân dân

     

  • B

    Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt

     

  • C

    Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm

     

  • D

    Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến cuộc vận động Duy Tân để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là do sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu đứng đầu là Từ Hi Thái hậu. Thời kì này toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn. Bản thân Từ Hi và phe cánh của bà kịch liệt phản đối cải cách do sợ bị đụng chạm đến quyền lợi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

 

  • A

    Sự xuất hiện các công ti độc quyền trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

     

  • B

    Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

     

  • C

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

     

  • D

    Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc là:

- Quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền

- Sự hình thành tầng lớp tư bản tài chính

- Quá trình xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh

- Các cuộc chiến tranh để phân chia và phân chia lại lãnh thổ

Khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc, ở Nhật Bản đã xuất hiện nhiều công ty độc quyền lũng đoạn nền kinh tế- chính trị; đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc để mở rộng lãnh thổ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khu vực nào ở Trung Quốc là vùng ảnh hưởng của Nhật Bản đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Bắc Kinh

     

  • B

    Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc

     

  • C

    Hồng Kông

     

  • D

    Thượng Hải

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào chính sách đối ngoại của Nhật Bản đầu thế kỉ XX để trả lời

Lời giải chi tiết:

Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam bán đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và Cảng Lữ Thuận của Trung Quốc. Năm 1914, Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc và chiến Sơn Đông (phía Đông Bắc Trung Quốc).

=> Đầu thế kỉ XX, Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nhật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

 

  • A

    Lương Khải Siêu

     

  • B

    Khang Hữu Vi

     

  • C

    Hồng Tú Toàn

     

  • D

    Tôn Trung Sơn

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thực dân Anh cai trị Ấn Độ dưới hình thức nào?

  • A

    Trực trị

  • B

    Tự trị

  • C

    Gián trị

  • D

    Phụ thuộc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào chính sách cai trị của thực dân Anh để nhận xét

Lời giải chi tiết:

Sau cuộc khởi nghĩa 1857, toàn bộ quyền kiểm soát Ấn Độ đã chuyển từ tay công ty Đông Ấn Anh sang Chính phủ Anh. Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, đứng đầu là phó vương. Đó là chế độ cai trị trực trị

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?

 

  • A

    Nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, biến thành thuộc địa

     

  • B

    Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu

     

  • C

    Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến

     

  • D

    Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốC. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là

 

  • A

    Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất

     

  • B

    Phải kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến

     

  • C

    Phải sử dụng bạo lực cách mạng để giành độc lập

     

  • D

    Phải có sự liên kết với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là chưa có sự kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Vì Trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bán rẻ quyền lợi dân tộc, đầu hàng, làm tay sai cho các nước đế quốc. Do đó, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là phải kết hợp hai nhiệm vụ này

Đáp án - Lời giải