Câu hỏi 1 :
Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
- A
Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự
- B
Bóc lột để làm giàu cho chính quốc
- C
Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp
- D
Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa
=> Đáp án D: là mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. Khi thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ nhất chưa diễn ra.
Câu hỏi 2 :
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?
- A
Học sinh, sinh viên.
- B
Tiểu thương, địa chủ.
- C
Nhà báo, nhà giáo.
- D
Chủ các hãng buôn.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên
Câu hỏi 3 :
Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- A
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
- B
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
- C
Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam
- D
Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX để trả lời
Lời giải chi tiết:
Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự, thực dân Pháp đã triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn tới những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
Câu hỏi 4 :
Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?
- A
Khởi nghĩa Thái Nguyên
- B
Vụ Hà Thành đầu độc
- C
Phong trào chống thuế ở Trung Kì
- D
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc vận động Duy tân, khi tư tưởng duy tân đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).
Câu hỏi 5 :
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam bao gồm hai giai cấp cơ bản nào?
- A
Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản
- B
Địa chủ phong kiến và tư sản
- C
Địa chủ phong kiến và nông dân
- D
Công nhân và nông dân
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phân hóa xã hội Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Trước khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
- Trong khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm:
+ Giai cấp mới: công nhân.
+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.
Câu hỏi 6 :
Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
- A
Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam
- B
Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ
- C
Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản
- D
Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:
- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.
- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
=> Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Yêu cầu đặt ra phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới
Câu hỏi 7 :
Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai?
- A
Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh
- B
Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai
- C
Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến
- D
Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cuộc sống người nông dân Việt Nam cực khổ trăm bề do bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Do đó họ đều căm ghét chế độ bóc lột của chúng, cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất cứ cá nhân, tổ chức, giai cấp nào đề xướng để giành được tự do và no ấm.
Câu hỏi 8 :
Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là
- A
đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
- B
đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
- C
đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
- D
đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX để so sánh
Lời giải chi tiết:
- Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Phan Bội Châu lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản - một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện.
Câu hỏi 9 :
Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang đặc điểm nào sau đây?
- A
Diễn ra liên tục, sôi nổi, chủ yếu ở Bắc và Trung Kì
- B
Đấu tranh vũ trang là hình thức chủ yếu
- C
Hầu hết bị thất bại
- D
Có sự tham gia của đông đảo quần chúng do văn thân, sĩ phu lãnh đạo
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến phong trào để nhận xét, đánh giá
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án C: khái niệm hầu hết bị thất bại tức là vẫn có cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
Câu hỏi 10 :
Cho nhận định sau: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh”.
Nhận định trên đúng hay sai? Vì sao?
- A
Đúng. Vì người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại
- B
Đúng. Vì người Pháp đã du nhập và phát triển nền kinh tế tư bản ở Việt Nam
- C
Sai. Vì hoạt động khai hóa của người Pháp là để phục vụ cho hoạt động khai thác, bóc lột
- D
Sai. Vì văn minh Pháp không ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến Việt Nam
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
- Nhận định trên là sai. Vì thực dân Pháp đến Việt Nam là để xâm lược, thống trị, bóc lột thuộc địa. Còn hành động khai hóa chỉ là để phục vụ cho hoạt động khai thác.
- Trong giai đoạn 1897-1914, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
+ Về kinh tế: Thực dân Pháp đã đầu tư số vốn lớn để xây dựng các đồn điền, cơ sở sản xuất công nghiệp, hệ thống giai thông vận tải. Nhờ đó người Pháp đã thu được một nguồn lợi khổng lồ từ Việt Nam.
+ Về văn hóa- xã hội: truyền bá nền văn hóa nô dịch, thực dân; thực hiện chính sách ngu dân; thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
- Hậu quả đối với Việt Nam:
+ Kinh tế: nghèo nàn, lạc hậu, cột chặt vào kinh tế Pháp
+ Văn hóa- xã hội: 90% dân số mù chữ, hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội phổ biến