Câu hỏi 1 :

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?

 

  • A

    Xâm chiếm Nhật Bản làm thuộc địa

     

  • B

    Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật

     

  • C

    Tiến hành xâu xé Trung Quốc

     

  • D

    Can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây (Mĩ, Anh, Pháp, …) ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi mở cửa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Vì sao đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại mang màu sắc mới?

 

  • A

    Do sự chuyển biến sau sắc về kinh tế

     

  • B

    Do sự chuyển biến sâu sắc về chính trị

     

  • C

    Do sự chuyển biến sâu sắc về xã hội            

     

  • D

    Do sự chuyển biến sâu sắc về văn hóa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Vào đầu thế kỉ XX, do những chuyển biến sâu sắc trong xã hội (sự xuất hiện những giai cấp mới, giai cấp cũ bị phân hóa, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt), phong trào giải phóng dân tộc ở Việt nam mang màu sắc mới

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1875-1885 là

 

  • A

    Làm lung lay nền thống trị của thực dân Anh

     

  • B

    Thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên đấu tranh

     

  • C

    Thắt chặt khối đoàn kết dân tộc ở Ấn Độ

     

  • D

    Giành được quyền tự trị, thúc đẩy nền kinh tế dân tộc phát triển

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ trong những năm 1875-1885 có tác dụng thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã dẫn đến hậu quả gì?

 

  • A

    Kinh tế thuộc địa phát triển nhanh theo con đường tư bản chủ nghĩa

     

  • B

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao

     

  • C

    Tạo ra nguồn lợi khổng lồ cho chính quốc

     

  • D

    Thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp ở chính quốc

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân phát triển gay gắt, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực dâng cao

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã đặt được ách thống trị ở Ấn Độ?

 

  • A

    Bồ Đào Nha.

     

  • B

    Pháp.

     

  • C

    Hà Lan.

     

  • D

    Anh.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sau cuộc chiến tranh Anh- Pháp, thực dân Anh đã giành được độc quyền xâm chiếm Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, Anh đã hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hiến pháp 1889 đã xác lập thể chế chính trị gì ở Nhật Bản?

 

  • A

    Chế độ quân chủ chuyên chế

     

  • B

    Chế độ quân chủ lập hiến

     

  • C

    Chế độ Cộng hòa đại nghị

     

  • D

    Chế độ Cộng hòa Tổng thống

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hiến pháp 1889 của Nhật Bản đã xác định thể chế chính trị ở Nhật Bản là chế độ quân chủ lập hiến. Thiên hoàng là nguyên thủ tối cao, có quyền hạn rất lớn. Quốc hội gồm 2 viện là thượng viện và hạ viện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

 

  • A

    Lương Khải Siêu

     

  • B

    Khang Hữu Vi

     

  • C

    Hồng Tú Toàn

     

  • D

    Tôn Trung Sơn

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

 

  • A

    Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào

     

  • B

    Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • C

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

     

  • D

    Thiếu sự liên kết với quốc tế

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên nhân chung dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:

- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào

- Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu

- Các phong trào chỉ phát triển trong một lực lượng xã hội nhất định mà không trở thành một phong trào dân tộc rộng lớn, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?

 

  • A

    bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược.

     

  • B

    chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.

     

  • C

    nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".

     

  • D

    giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước

Đáp án: D

Phương pháp giải:

So sánh tình hình Nhật Bản với các nước châu Á để trả lời

Lời giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước châu Á khác, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình can thiệp, ép Nhật Bản phải mở cửa, trong bối cảnh đó, giai cấp thống trị Nhật Bản đứng đầu là thiên hoàng Minh Trị đã sớm nhận thức vai trò của cải cách và mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước. Nhờ vậy Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và gia nhập hàng ngũ các nước tư bản công nghiệp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

 

  • A

    Xiêm nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á

     

  • B

    Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng

     

  • C

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp

     

  • D

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào vị trí địa lý của Xiêm để liên hệ trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Xiêm là nước nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh (Miến Điện) và Pháp (Đông Nam Á) ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân

Đáp án - Lời giải