Câu hỏi 1 :
Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương trong giai đoạn 1885-1888 là
- A
diễn ra trên khắp cả nước, đặt dưới dự chỉ huy của triều đình kháng chiến
- B
quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao
- C
vắng bóng vai trò của triều đình, chỉ xuất hiện vai trò của văn thân, sĩ phu
- D
diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phong trào Cần Vương diễn ra qua 2 giai đoạn với đặc điểm cơ bản sau:
- Giai đoạn 1885-1888: phong trào diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Thời kì này phong trào vẫn còn đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của 1 triều đình phong kiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
- Giai đoạn 1888-1896: vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888) nhưng phong trào vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888-1896
Câu hỏi 2 :
Nội dung nào không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867-1873?
- A
Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.
- B
Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.
- C
Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.
- D
Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Những hành động của Pháp sau năm 1867 và trước khi tiến hành tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất bao gồm:
- Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.
- Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
- Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.
- Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.
Đáp án B: Thời điểm này Pháp vẫn chưa hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.
Câu hỏi 3 :
Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?
- A
Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn
- B
Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp
- C
Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp
- D
Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.
Câu hỏi 4 :
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là
- A
Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện
- B
Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển
- C
Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng
- D
Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Câu hỏi 5 :
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?
- A
Cao Điền và Tống Duy Tân
- B
Tống Duy Tân và Cao Thắng
- C
Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
- D
Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Câu hỏi 6 :
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?
- A
Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
- B
Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp
- C
Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau
- D
Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bắt đầu tiến hành bình định quân sự. Do đó sự phát triển của các phong trào này đã làm gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề, làm chậm quá trình bình định của chúng.
Câu hỏi 7 :
Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?
- A
Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
- B
Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp
- C
Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược
- D
Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến từ 1858- 1873 để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chứ không hề đầu hàng giặc:
- Ở mặt trận Đà Nẵng, triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy đã bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp
- Ở mặt trận Gia Định, khi quân Pháp tấn công, quân triều đình vẫn kiên quyết tổ chức tấn công. Kể cả hành động thủ hiểm ở đại đồn Chí Hòa cũng không phải là hành động đầu hàng. Vì đại đồn Chí Hòa được xây dựng theo tư duy quân sự phong kiến để phòng thủ trước cuộc tấn công của kẻ thù
- Phải đến hiệp ước Nhâm Tuất (1862) mới bắt đầu đánh dấu quá trình đầu hàng từng bước của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp
Câu hỏi 8 :
Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?
- A
văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
- B
độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
- C
thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
- D
văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phong trào Cần Vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
Câu hỏi 9 :
Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?
- A
Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng
- B
Vai trò của giai cấp lãnh đạo
- C
Vấn đề đoàn kết quốc tế
- D
Phương thức tác chiến
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX (1858 – 1884) để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Phát huy vai trò của giai cấp lãnh đạo là bài học quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Vì không có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến thì không thể đề ra được đường lối kháng chiến, tổ chức, đoàn kết nhân dân cả nước đấu tranh chống lại kẻ thù
Câu hỏi 10 :
Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai
- A
Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
- B
Không đúng vì Việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành công
- C
Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công
- D
Sai vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh Việt Nam giữa thế kỉ XIX để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Nhận định trên là không chính xác vì tại thời điểm giữa thế kỉ XIX Việt Nam không có đầy đủ những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cuộc cải cách diễn ra thành công:
- Kinh tế khủng hoảng trầm trọng, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được
- Xã hội bất ổn, phong trào đấu tranh chống triều đình dâng cao
- Triều đình Nguyễn bạc nhược, bảo thủ, khước từ những cải cách duy tân
- Thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam nên những cải cách khó lòng thực hiện được