Câu hỏi 1 :
Đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- A
Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
- B
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
- C
Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
- D
Mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với vô sản
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là:
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc => Nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc
Câu hỏi 2 :
Phương thức bóc lột chính của các chủ đất mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?
- A
Phát canh thu tô
- B
Bóc lột giá trị thặng dư
- C
Chiếm nô
- D
Rào đất cướp ruộng
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp để trả lời
Lời giải chi tiết:
Giới chủ đất mới vẫn áp dựng phương pháp bóc lột nông dân theo lối phát canh thư tô như địa chủ Việt Nam.
Câu hỏi 3 :
Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
- A
Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự
- B
Bóc lột để làm giàu cho chính quốc
- C
Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp
- D
Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa
=> Đáp án D: là mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. Khi thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ nhất chưa diễn ra.
Câu hỏi 4 :
Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?
- A
Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản
- B
Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam
- C
Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp
- D
Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tât Thành trong những năm 1911-1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng. Nó là cơ sở quan trọng để sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi 5 :
Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước chống đế quốc?
- A
Đại địa chủ người Pháp
- B
Địa chủ người Việt
- C
Trung, tiểu địa chủ
- D
Không có bộ phận nào
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Mặc dù bộ phận đại địa chủ đã đầu hàng làm tay sai cho đế quốc nhưng một bộ phần trung tiểu địa chủ vẫn có tinh thần yêu nước, có ý thức tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc
Câu hỏi 6 :
Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là
- A
một quốc gia độc lập, có chủ quyền
- B
một vùng tự trị của Trung Hoa
- C
một quốc gia tự do
- D
một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX để trả lời
Lời giải chi tiết:
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là môt quốc gia độc lập, có chủ quyền
Câu hỏi 7 :
Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai?
- A
Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh
- B
Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai
- C
Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến
- D
Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cuộc sống người nông dân Việt Nam cực khổ trăm bề do bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Do đó họ đều căm ghét chế độ bóc lột của chúng, cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất cứ cá nhân, tổ chức, giai cấp nào đề xướng để giành được tự do và no ấm.
Câu hỏi 8 :
Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?
- A
Pháp
- B
Trung Quốc
- C
Nhật Bản
- D
Liên Xô
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành để trả lời
Lời giải chi tiết:
Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là Pháp.
Câu hỏi 9 :
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?
- A
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
- B
Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp
- C
Sự ra đời của chiếu Cần Vương
- D
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.
Xuất phát từ nguyên nhân này, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp.
Câu hỏi 10 :
“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
- A
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- B
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
- C
Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
- D
Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ những hiểu biết của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
Những câu thơ trên nằm trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, nhắc đến sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước