Câu hỏi 1 :

Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?

 

  • A

    máy kéo sợi bằng sức nước.

     

  • B

    máy dệt chạy bằng sức nước.

     

  • C

    máy hơi nước.

     

  • D

    máy kéo sợi Gien-ni.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào thành tựu của cách mạng Anh để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Phát minh này đã giúp cho các nhà máy trước hết là các nhà máy dệt của Anh có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện mà không cần phải đặt gần những khúc sông chảy xiết và ngừng hoạt động vào mùa đông.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga không mang ý nghĩa nào sau đây?

 

  • A

    Giáng đòn chí tử, làm suy yếu chế độ Nga hoàng

     

  • B

    Là bước chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười sau này

     

  • C

    Thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông đầu thế kỉ XX

     

  • D

    Đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động lên làm chủ trong thời gian ngắn

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga đã giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng; là bước chuẩn bị toàn diện cho cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào đầu thế kỉ XX.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?

 

  • A

    Công đoàn

     

  • B

    Nghiệp đoàn

     

  • C

    Phường hội

     

  • D

    Đảng cộng sản

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi của mình như tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?

 

  • A

    Duy trì nền quân chủ chuyên chế.

     

  • B

    Tiến hành những cải cách tiến bộ.

     

  • C

    Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

     

  • D

    Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là

 

  • A

    Công nhân, nông dân

     

  • B

    Công nhân, nông dân, binh lính

     

  • C

    Công nhân, nông dân, tiểu tư sản

     

  • D

    Công nhân, nông dân, tư sản

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra với các khẩu hiệu “Đảo đảo chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8h”. Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân và binh sĩ diễn trong những năm 1905 – 1907.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?

 

  • A

    Cổ vũ các phong trào đấu tranh của công nhân trên thế giới.

     

  • B

    Tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng.

     

  • C

    Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

     

  • D

    Tăng cường mối liên hệ với giai cấp nông dân.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào ý nghĩa của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Mặc dù bị thất bại nhưng phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân, cổ vũ phong trào đấu tranh của công nhân trên thế giới, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng ở giai đoạn sau

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Năm 1863, ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

 

  • A

    Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

     

  • B

    Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

     

  • C

    Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

     

  • D

    Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào quá trình xâm lược Campuchia của thực dân Pháp để trả lời

Lời giải chi tiết:

Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?

 

  • A

    Quân đội được tổ chức và huân luyện theo kiểu phương Tây.

     

  • B

    Quân sự hóa toàn bộ nền kinh tế- chính trị

     

  • C

    Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.

     

  • D

    Công nghiệp hóa ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Về quân sự, Thiên hoàng Minh Trị tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng, ….

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Tại sao năm 1920 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia?

 

  • A

    Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.

     

  • B

    Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.

     

  • C

    Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập.

     

  • D

    Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tháng 5-1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia được thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia. Vì đây là tổ chức cao nhất lãnh đạo phong trào công nhân ở một nước đấu tranh, chứng tỏ công nhân In-đô-nê-xia đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Lĩnh vực đầu tiên ứng dụng máy móc vào sản xuất ở Anh là

 

  • A

    đóng tàu

     

  • B

    ngành dệt

     

  • C

    thuộc da

     

  • D

    khai mỏ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của cách mạng công nghiệp ở Anh để trả lời

Lời giải chi tiết:

Lúc đầu, máy móc ở Anh mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối?

 

  • A

    In-đô-nê-xi-a  

     

  • B

    Xiêm

     

  • C

    Mã Lai

     

  • D

    Phi-líp-pin

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á để trả lời

Lời giải chi tiết:

Đến cuối thế kỉ XIX, chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?

 

  • A

    Xâm chiếm Nhật Bản làm thuộc địa

     

  • B

    Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật

     

  • C

    Tiến hành xâu xé Trung Quốc

     

  • D

    Can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây (Mĩ, Anh, Pháp, …) ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi mở cửa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước nào?

 

  • A

    Mĩ.

     

  • B

    Pháp.

     

  • C

    Anh.

     

  • D

    Đức.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh với sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

 

  • A

    Sắt thép, máy móc và động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực

     

  • B

    Nhờ có sắt thép, máy móc đã chế tạo đc nhiều vật liệu mới

     

  • C

    Động cơ hơi nước quyết định sự phát triển của một quốc gia

     

  • D

    Hoạt động sản xuất của thế giới chuyển từ thủ công sang sử dụng máy móc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào những thành tựu kĩ thuật trong thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Sở dĩ nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước, vì sắt, máy móc và động cơ hơi nước được sử dụng phổ biến ở trong tất cả các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, quân sự…Cụ thể:

Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ, … tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước phát triển nhanh chóng.

Máy hơi nước được phát minh đã thúc đẩy sự phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là

 

  • A

    Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

     

  • B

    Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

     

  • C

    Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

     

  • D

    Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Sức lạo động của con người dần được thay thế bằng sức lao động của máy móc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Điểm nào sau đây không chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?

 

  • A

    Dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác

  • B

    Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.

     

  • C

    Do giai cấp vô sản lãnh đạo

     

  • D

    Đấu tranh để xây dựng một xã hội tư bản công bằng, tốt đẹp hơn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga để nhận xét

Lời giải chi tiết:

Khác với cácđảng xã hội dân chủ ở châu Âu, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng vô sản kiểu mới hoạt động dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác, do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân, lật đổ chế độ Nga hoàng, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ trong thế kỉ XVIII-XIX là

 

  • A

    Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội

     

  • B

    Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển

     

     

  • C

    Cuộc đấu tranh giữa quan hệ sản xuất phong kiến và tư bản chủ nghĩa

  • D

    Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp thành công ở nhiều nước trên thế giới đã đánh dấu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội,  một hệ thống bao trùm thế giới. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà tư tưởng cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về bản chất của nó. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?

 

  • A

    bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược.

     

  • B

    chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.

     

  • C

    nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".

     

  • D

    giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước

Đáp án: D

Phương pháp giải:

So sánh tình hình Nhật Bản với các nước châu Á để trả lời

Lời giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước châu Á khác, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình can thiệp, ép Nhật Bản phải mở cửa, trong bối cảnh đó, giai cấp thống trị Nhật Bản đứng đầu là thiên hoàng Minh Trị đã sớm nhận thức vai trò của cải cách và mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước. Nhờ vậy Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và gia nhập hàng ngũ các nước tư bản công nghiệp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học không được hình thành trên cơ sở tư tưởng nào sau đây?

 

  • A

    Trào lưu triết học cổ điển Đức

     

  • B

    Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

     

  • C

    Lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng

     

  • D

    Trào lưu triết học ánh sáng Pháp

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học là trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế chính trị học cổ điển Anh và lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

 

  • A

    Xiêm nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á

     

  • B

    Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng

     

  • C

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp

     

  • D

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào vị trí địa lý của Xiêm để liên hệ trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Xiêm là nước nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh (Miến Điện) và Pháp (Đông Nam Á) ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân

Đáp án - Lời giải