Câu hỏi 1 :
Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
- A
Sự xuất hiện các công ti độc quyền trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
- B
Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- C
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
- D
Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc là:
- Quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền
- Sự hình thành tầng lớp tư bản tài chính
- Quá trình xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh
- Các cuộc chiến tranh để phân chia và phân chia lại lãnh thổ
Khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc, ở Nhật Bản đã xuất hiện nhiều công ty độc quyền lũng đoạn nền kinh tế- chính trị; đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc để mở rộng lãnh thổ
Câu hỏi 2 :
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?
- A
Duy trì nền quân chủ chuyên chế.
- B
Tiến hành những cải cách tiến bộ.
- C
Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
- D
Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự
Câu hỏi 3 :
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là
- A
Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, chi phối mọi hoạt động trong xã hội
- B
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh và không bị yếu tố nào cản trở
- C
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu nhưng lại bị triều đình Tây Ban Nha kìm hãm
- D
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu, song sự thống trị của vương quốc Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát triển này
Câu hỏi 4 :
Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?
- A
Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh
- B
Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông
- C
Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh
- D
Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong những năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của chủ nghĩa thực dân phương Tây
Câu hỏi 5 :
Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4-9-1870 có tên gọi là
- A
Chính phủ tư sản.
- B
Chính phủ lâm thời.
- C
Chính phủ vệ quốc.
- D
Chính phủ phản quốc.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp – Phổ, Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố. “Chính phủ vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc”.
Câu hỏi 6 :
Vì sao năm 1905 nhân dân Ấn Độ lại tiến hành nhiều cuộc biểu tình rầm rộ?
- A
chống chính quyền thực dân, đòi độc lập cho Ấn Độ.
- B
chống chính sách "chia để trị" của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan.
- C
đòi trả lại tự do cho Ti-lắc và các đồng chí của ông.
- D
chống chính sách phân biệt chủng tộc của thực dân Anh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Năm 1905, nhân dân Ấn Độ tiến hành các cuộc biểu tình rầm rộ chống chính sách “chia để trị” của thực dân Anh đối với xứ Bengan. Theo đó Bengan sẽ bị chia đôi trên cơ sở tôn giáo: miền Đông của những người theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Ấn.
Câu hỏi 7 :
Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri không để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
- A
Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước "của dân, do dân, vì dân"
- B
Phải thực hiện liên minh công nông vững chắc
- C
Phải xây dựng một chính đảng chân chính của giai cấp vô sản
- D
Phải thực hiện liên minh với giai cấp vô sản quốc tế
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như:
- Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng chân chính lãnh đạo.
- Phải thực hiện liên minh công nông.
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- Phải xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Câu hỏi 8 :
“Hình thức đấu tranh của phong trào này là míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động” (SGK Lịch sử 7 – trang 30)
Nôi dung trên là đặc điểm của phong trào đấu tranh nào?
- A
Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1831)
- B
Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1834)
- C
Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) (1844)
- D
“Phong trào Hiến chương” (Anh) (1836 – 1846)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động là hình thức đấu tranh của phong trào Hiến chương ở Anh trong những năm 1836-1846
Câu hỏi 9 :
Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là
- A
Công nhân, nông dân
- B
Công nhân, nông dân, binh lính
- C
Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
- D
Công nhân, nông dân, tư sản
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra với các khẩu hiệu “Đảo đảo chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8h”. Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân và binh sĩ diễn trong những năm 1905 – 1907.
Câu hỏi 10 :
Sự kiện nào đã châm ngòi lửa cho phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
- A
Các cuộc bãi công chính trị của quần chúng (1905).
- B
Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904).
- C
Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905).
- D
Lễ kỉ niệm ngày quốc tế lao động (1-5-1905).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân trước phong trào cách mạng 1905 – 1907 để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng đã nổ ra với khẩu hiệu: “Đảo đảo chế độ chuyên chế!”, “Đả đảo chiến tranh!”. Các cuộc đấu tranh của quần chúng đã châm ngòi lửa cho cách mạng.
Câu hỏi 11 :
Nhà khoa học nào đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn
- A
Niu- tơn
- B
Lô-mô-nô-xốp
- C
Men-đê-lê-ép
- D
Rơn-ghen
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học đã được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
Câu hỏi 12 :
Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?
- A
máy kéo sợi bằng sức nước.
- B
máy dệt chạy bằng sức nước.
- C
máy hơi nước.
- D
máy kéo sợi Gien-ni.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào thành tựu của cách mạng Anh để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Phát minh này đã giúp cho các nhà máy trước hết là các nhà máy dệt của Anh có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện mà không cần phải đặt gần những khúc sông chảy xiết và ngừng hoạt động vào mùa đông.
Câu hỏi 13 :
Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Campuchia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
- A
Khởi nghĩa Si-vô-tha
- B
Khởi nghĩa Xa-van-na-khét
- C
Khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-la-ven
- D
Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cuộc khởi nghĩa của A-cha-Xoa và Pu-côm-bô là hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Campuchia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam
- A-cha-Xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Châu Đốc, liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương
- Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên hộ Dương
Câu hỏi 14 :
Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- A
Hỗ trợ giai cấp tư sản giành chính quyền.
- B
Là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định.
- C
Là lực lượng cầm quyền qua các giai đoạn.
- D
Đứng lên lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến cách mạng để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII. Cụ thể:
- Ngày 14-7-1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti, mở đầu cho thắng lợi của cách mạng.
- Trước tình hình tổ quốc lâm nguy, phái Lập hiến chần chừ, ngày 10-8-1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.
- Trước sự uy hiếp của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực, ngày 2-6-1793, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Câu hỏi 15 :
Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?
- A
Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa
- B
Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.
- C
Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.
- D
Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư tất cả vào các thuộc địa.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
So sánh chính sách đầu tư tư bản của hai nước để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp là cho vay lãi để thu lợi nhuận, bao gồm cả nước giàu và nghèo.
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Anh là đầu tư trực tiếp cho thuộc địa(xây dựng nhà máy xí nghiệp...) do vốn đầu tư ít mà thu lãi nhanh. Hơn nữa còn do Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới nên đầu tư cho thuộc địa sẽ là lợi thế của Anh.
Câu hỏi 16 :
Đâu không phải là ý nghĩa của các phát minh khoa học tự nhiên đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII-XIX?
- A
Tấn công vào các giáo lý thần học
- B
Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới
- C
Thúc đẩy sự phát triển của khoa học xã hội và văn học nghệ thuật
- D
Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của các phát minh khoa học tự nhiên để nhận xét, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Các phát minh khoa học tự nhiên đã chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lý thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khoa học xã hội và văn học nghệ thuật
Câu hỏi 17 :
Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A
Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào
- B
Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
- C
Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
- D
Thiếu sự liên kết với quốc tế
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên nhân chung dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX để đánh giá, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào
- Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến
- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu
- Các phong trào chỉ phát triển trong một lực lượng xã hội nhất định mà không trở thành một phong trào dân tộc rộng lớn, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia
Câu hỏi 18 :
Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?
- A
Nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, biến thành thuộc địa
- B
Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu
- C
Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến
- D
Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốC. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó.
Câu hỏi 19 :
Bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là?
- A
Phải đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế
- B
Phải khởi nghĩa vũ trang chống lại giới chủ
- C
Phải đoàn kết với giai cấp nông dân và các dân tộc thuộc địa
- D
Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối chính trị đúng đắn
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào hạn chế của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để đánh giá
Lời giải chi tiết:
Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là chưa có một tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Điều này đã để lại bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn sau là phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
Câu hỏi 20 :
Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
- A
Do Nhật Bản không xóa bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước
- B
Do tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường phát triển ở Nhật Bản
- C
Do những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng quân sự
- D
Do Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào phần Nhật Bản Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa để phân tích, liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt