Câu hỏi 1 :

Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

 

  • A

    Ủy ban tài chính.

     

  • B

    Hội đồng công xã.

     

  • C

    Ủy ban an ninh xã hội.

     

  • D

    Hội đồng quân sự.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khu vực nào ở Trung Quốc là vùng ảnh hưởng của Nhật Bản đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Bắc Kinh

     

  • B

    Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc

     

  • C

    Hồng Kông

     

  • D

    Thượng Hải

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào chính sách đối ngoại của Nhật Bản đầu thế kỉ XX để trả lời

Lời giải chi tiết:

Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam bán đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và Cảng Lữ Thuận của Trung Quốc. Năm 1914, Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc và chiến Sơn Đông (phía Đông Bắc Trung Quốc).

=> Đầu thế kỉ XX, Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nhật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hình thức đấu tranh của phong trào này là míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động” (SGK Lịch sử 7 – trang 30)

Nôi dung trên là đặc điểm của phong trào đấu tranh nào?

 

  • A

    Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1831)

     

  • B

    Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1834)

     

  • C

    Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) (1844)

     

  • D

    “Phong trào Hiến chương” (Anh) (1836 – 1846)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động là hình thức đấu tranh của phong trào Hiến chương ở Anh trong những năm 1836-1846

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đảng Quốc dân Đại hội là chính đảng của lực lượng xã hội nào?

 

  • A

    giai cấp công nhân Ấn Độ.

     

  • B

    giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ.

     

  • C

    tầng lớp đại tư sản người Ấn.

     

  • D

    tầng lớp tư sản trí thức Ấn Độ.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, được thành lập vào năm 1885

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Năm 1863, ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

 

  • A

    Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

     

  • B

    Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

     

  • C

    Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

     

  • D

    Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào quá trình xâm lược Campuchia của thực dân Pháp để trả lời

Lời giải chi tiết:

Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là

 

  • A

    Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, chi phối mọi hoạt động trong xã hội

     

  • B

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh và không bị yếu tố nào cản trở

     

  • C

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu nhưng lại bị triều đình Tây Ban Nha kìm hãm

     

  • D

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu, song sự thống trị của vương quốc Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát triển này

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

 

  • A

    Sự xuất hiện các công ti độc quyền trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

     

  • B

    Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

     

  • C

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

     

  • D

    Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc là:

- Quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền

- Sự hình thành tầng lớp tư bản tài chính

- Quá trình xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh

- Các cuộc chiến tranh để phân chia và phân chia lại lãnh thổ

Khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc, ở Nhật Bản đã xuất hiện nhiều công ty độc quyền lũng đoạn nền kinh tế- chính trị; đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc để mở rộng lãnh thổ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Sự kiện nào đã châm ngòi lửa cho phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?

 

  • A

    Các cuộc bãi công chính trị của quần chúng (1905).

     

  • B

    Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904).

     

  • C

    Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905).

     

  • D

    Lễ kỉ niệm ngày quốc tế lao động (1-5-1905).

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân trước phong trào cách mạng 1905 – 1907 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng đã nổ ra với khẩu hiệu: “Đảo đảo chế độ chuyên chế!”, “Đả đảo chiến tranh!”. Các cuộc đấu tranh của quần chúng đã châm ngòi lửa cho cách mạng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Sự phát triển của máy móc và đường sắt đã kéo theo sự lớn mạnh của ngành sản xuất nào?

 

  • A

    Sản xuất gang, thép, than đá

     

  • B

    Sản xuất dầu mỏ

     

  • C

    Dệt vải

     

  • D

    Thuộc da

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Anh để trả lời

Lời giải chi tiết:

Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng như luyện kim (gang, thép), khai thác than đá…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của lực lượng nào?

 

  • A

    giai cấp tư sản.

     

  • B

    giai cấp nông dân.

     

  • C

    giai cấp công nhân.

     

  • D

    giai cấp tiểu tư sản.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc, đó là phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

 

  • A

    Không dựa vào lực lượng nhân dân

     

  • B

    Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt

     

  • C

    Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm

     

  • D

    Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến cuộc vận động Duy Tân để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là do sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu đứng đầu là Từ Hi Thái hậu. Thời kì này toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn. Bản thân Từ Hi và phe cánh của bà kịch liệt phản đối cải cách do sợ bị đụng chạm đến quyền lợi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân với các nước ở Đông Nam Á

 

  • A

    "chia để trị".

     

  • B

    Vơ vét tài nguyên của thuộc địa.

     

  • C

    Thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa.

     

  • D

    Biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa "kiểu mới" của chủ nghĩa thực dân.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Tùy vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà thực dân phương Tây có chính sách cai trị khác nhau, nhưng đặc điểm chung là đều là khai thác, vơ vét, bóc lột  tối đa nguồn lực của thuộc địa làm giàu cho chính quốc, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa và thực hiện chính sách “chia để trị”

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Vì sao giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em?

 

 

  • A

    Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc

  • B

    Có sức khỏe dẻo dai

     

  • C

    Có số lượng đông đảo

     

  • D

    Khả năng phản kháng hạn chế

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của lao động trẻ em để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Giới chủ thường thích sử dụng lao động trẻ em vì họ chỉ phải trả một mức lương rẻ mạt nhưng vẫn có thể bóc lột được tối đa. Đồng thời khả năng phản kháng của lao động trẻ em so với người lớn hạn chế hơn rất nhiều

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước

 

  • A

    Quân chủ lập hiến

     

  • B

    Quân chủ chuyên chế

     

  • C

    Cộng hòa tổng thống

     

  • D

    Cộng hòa liên bang

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

 

  • A

    Do giai cấp tư sản lãnh đạo

     

  • B

    Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

     

  • C

    Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

     

  • D

    Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào thành quả của cách mạng tư sản Pháp để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa

- Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người

- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ trong thế kỉ XVIII-XIX là

 

  • A

    Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội

     

  • B

    Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển

     

     

  • C

    Cuộc đấu tranh giữa quan hệ sản xuất phong kiến và tư bản chủ nghĩa

  • D

    Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp thành công ở nhiều nước trên thế giới đã đánh dấu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội,  một hệ thống bao trùm thế giới. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà tư tưởng cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về bản chất của nó. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược

     

  • B

    Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại

     

  • C

    Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội

     

  • D

    Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết:

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo.

- Các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?

 

  • A

    bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược.

     

  • B

    chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.

     

  • C

    nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".

     

  • D

    giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước

Đáp án: D

Phương pháp giải:

So sánh tình hình Nhật Bản với các nước châu Á để trả lời

Lời giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước châu Á khác, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình can thiệp, ép Nhật Bản phải mở cửa, trong bối cảnh đó, giai cấp thống trị Nhật Bản đứng đầu là thiên hoàng Minh Trị đã sớm nhận thức vai trò của cải cách và mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước. Nhờ vậy Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và gia nhập hàng ngũ các nước tư bản công nghiệp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX có điểm gì mới so với thời kì giữa thế kỉ XIX?

  • A

    Lãnh đạo

  • B

    Tính chất

  • C

    Lực lượng tham gia

  • D

    Kẻ thù

Đáp án: A

Phương pháp giải:

So sánh các phong trào đấu tranh ở hai thời kì để trả lời

Lời giải chi tiết:

Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ do giai cấp tư sản lãnh đạo thông qua vai trò của Đảng Quốc đại.

Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đều là các cuộc nổi dậy tự phát của nông dân, công nhân, binh lính

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

 

  • A

    Các-ten và tơ-rớt

     

  • B

    Các-ten và Xanh-đi-ca

     

  • C

    Xanh-đi-ca và Tơ-rớt

     

  • D

    Công-xoóc-xi-om và Công-lô-mê-rat

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là Xanh-đi-ca và Tơ-rớt-

- Xanh-đi-ca: tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lí nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm.

- Tơ-rớt là hình thức liên kết trong đó các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần. Quá trình sản xuất và lưu thông tập trung vào ban điều hành chung. Tơ-rớt có quy môn lớn hơn Các-ten và Xanh-đi-ca.

Đáp án - Lời giải