Câu hỏi 1 :
Tại sao thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn cống quy mô lên Yên Thế trong giai đoạn 1909-1913?
- A
Quân của Đề Thám dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội
- B
Quân của Đề Thám dính líu đến phong trào kháng thuế ở Trung Kì
- C
Do Đề Thám có liên lạc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
- D
Do Đề Thám tổ chức ám sát viên toàn quyền Pháp ở Hà Nội
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến phong trào Yên Thế để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Tuy nhiên đây chỉ là cái cớ vì thực chất thời kì này thực dân Pháp đã đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, cần phải ổn định tình hình ở khu vực trung du miền núi phía Bắc để tập trung vào khai thác nên muốn nhanh chóng dẹp yên cuộc đấu tranh của nông dân Yên Thế.
Câu hỏi 2 :
Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?
- A
Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh
- B
Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
- C
Bổ sung lực lượng quân sự
- D
Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước
Câu hỏi 3 :
Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
- A
Cuộc sống nhân dân đói khổ.
- B
Nền kinh tế đất nước kiệt quệ.
- C
Các đề nghị cải cách được triển khai.
- D
Giặc cướp nổi lên khắp nơi.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) mang những nét nổi bật sau đây:
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.
- Xã hội: nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi
- Chính trị: các đều nghị cải cách duy tân bị khước từ, có lúc phải triều đình phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh.
=> Tình hình rối loạn cực độ.
=> Loại trừ đáp án: C
Câu hỏi 4 :
Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có điểm gì nổi bật?
- A
Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán
- B
Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh
- C
Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư
- D
Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Giữa thế kỉ XIX, sự sa sút về nông nghiệp đã khiến nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Kì buộc phải rời quê hương đi tìm nơi khác sinh sống. Trong đó một bộ phận kéo lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất
Câu hỏi 5 :
Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang hạn chế nào sau đây?
- A
Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống
- B
Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.
- C
Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước
- D
Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung các đề nghị cải cách để suy luận, loại trừ.
Lời giải chi tiết:
Hạn chế của các đề nghị cải cách ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỉ XIX:
- Mang tính rời rạc, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính hệ thống (mỗi người lại đề ra một giải pháp trên một lĩnh vực mà không có tính đồng bộ)
- Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong nên đưa ra những giải pháp thiếu tính khả thi
- Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
=> Loại trừ đáp án: D
Câu hỏi 6 :
Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện chủ yếu do nguyên nhân nào?
- A
Các đề nghị cải cách duy tân có những hạn chế
- B
Thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam
- C
Triều đình Nguyễn bảo thủ
- D
Các đề nghị mang tính rời rạc, lẻ tẻ
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh và nội dung của các đề nghị cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chính khiến những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện là do triều đình Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện.
Câu hỏi 7 :
Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?
- A
Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội
- B
Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)
- C
Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội)
- D
Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất là trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi. Ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Đây là cơ hội thuận lợi để triều đình tổ chức phản công nhưng triều đình lại bỏ qua và đi vào con đường thương thuyết với người Pháp kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
Câu hỏi 8 :
Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?
- A
Phan Thanh Giản
- B
Nguyễn Tri Phương.
- C
Hoàng Tá Viêm.
- D
Lưu Vĩnh Phúc.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào cuộc chiến đấu chống của quân triều đình trong cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Khi quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại.
Câu hỏi 9 :
Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
- B
Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất
- C
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam
- D
Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu hỏi 10 :
Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A
Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”
- B
Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh
- C
Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào
- D
Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm vị trí địa lí và dân cư của Đà Nẵng để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. Hơn nữa Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, phù hợp với ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc chiến tranh của quân Pháp…=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam
=> Loại trừ đáp án: D
Câu hỏi 11 :
Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai?
- A
Gácniê
- B
Bôlaéc
- C
Rivie
- D
Rơve
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Để chuẩn bị cho cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1883), thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái đại tá Rivie làm chỉ huy đưa quân ra Bắc.
Câu hỏi 12 :
Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?
- A
Nguyễn Lộ Trạch
- B
Nguyễn Trường Tộ
- C
Bùi Viện
- D
Phạm Phú Thứ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, chính đốn võ bị, mở rộng ngoại giao...
Câu hỏi 13 :
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?
- A
Cao Điền và Tống Duy Tân
- B
Tống Duy Tân và Cao Thắng
- C
Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
- D
Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Câu hỏi 14 :
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là
- A
Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện
- B
Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển
- C
Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng
- D
Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Câu hỏi 15 :
Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là
- A
Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm
- B
Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở
- C
Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp
- D
Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
- Từ năm 1884 đến 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào (đáp án A)
- Từ năm 1893 đến 1908: thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở (Đáp án B, D)
- Từ năm 1909 đến 1913: Pháp tập trung lực lượng tổ chức tấn công lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân ngày càng hao mòn. Đầu năm 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã (Đáp án C)
Câu hỏi 16 :
Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?
- A
văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
- B
độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
- C
thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
- D
văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phong trào Cần Vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
Câu hỏi 17 :
Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là
- A
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản
- B
Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân
- C
Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
- D
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào mục tiêu đấu tranh của phong trào để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế nổ ra với nhiệm vụ mục tiêu là: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng do những người nông dân tiến hành
=> Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh mang tính tự phát của nông dân
Câu hỏi 18 :
Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
- A
Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến
- B
Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng
- C
Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi
- D
Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung các cải cách để nhân xét, đánh giá
Lời giải chi tiết:
- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.
- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX
Câu hỏi 19 :
Đâu là thách thức chung lớn nhất đặt ra cho Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX?
- A
Tiến hành cải cách duy tân đất nước hay giữ nguyên tình trạng khủng hoảng.
- B
Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây
- C
Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong
- D
Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ hoàn cảnh lịch sử khu vực và trong nước giữa thế kỉ XIX để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Từ giữa thế kỉ XIX, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm thị trường và thuộc địa, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa. Châu Á là một khu vực hội tụ đẩy đủ các yếu tố “hấp dẫn” cả về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân công rẻ mạt. Chính vì thế, khu vực này là một trong những đối tượng hàng đầu trong quá trình xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây.
=> Thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Câu hỏi 20 :
Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai
- A
Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
- B
Không đúng vì Việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành công
- C
Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công
- D
Sai vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh Việt Nam giữa thế kỉ XIX để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Nhận định trên là không chính xác vì tại thời điểm giữa thế kỉ XIX Việt Nam không có đầy đủ những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cuộc cải cách diễn ra thành công:
- Kinh tế khủng hoảng trầm trọng, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được
- Xã hội bất ổn, phong trào đấu tranh chống triều đình dâng cao
- Triều đình Nguyễn bạc nhược, bảo thủ, khước từ những cải cách duy tân
- Thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam nên những cải cách khó lòng thực hiện được