Câu hỏi 1 :
Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?
- A
Đề Nắm
- B
Đề Thám
- C
Đề Sặt
- D
Đề Nguyên
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sau khi Đề Nắm bị sát hại, từ năm 1893 đến năm 1913, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) đã lên thay thế và trở thành lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế
Câu hỏi 2 :
Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế?
- A
Phan Thanh Giản
- B
Vua Hàm Nghi
- C
Tôn Thất Thuyết
- D
Nguyễn Văn Tường
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào phần sự bùng nổ của phong trào Cần Vương để trả lời
Lời giải chi tiết:
Mặc dù triều đình Huế đã đầu hàng nhưng phe chủ chiến trong triều đình đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hy vọng khôi phục chủ quyền khi có thời cơ đến.
Câu hỏi 3 :
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”
(SGK lịch sử 8, trang 121)
Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
- A
Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.
- B
Kết hợp với triều đình chống đế quốc.
- C
Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.
- D
Kết hợp chống đế quốc và thực dân.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào cuộc đấu tranh nhân dân sau hiệp ước 1874 để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” – bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu đấu tranh của Trần Tấn, Đặng Như Mai.
Câu hỏi 4 :
Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
- A
Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam
- B
Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để rút quân
- C
Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam
- D
Loại bỏ được ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh đối với Việt Nam
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung hiệp ước Nhâm Tuất để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Với hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp. Điều này đã tạo ra cho quân Pháp một chỗ đứng vững chắc để có thể mở rộng quá trình “chinh phục từng gói nhỏ” Việt Nam
Câu hỏi 5 :
Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?
- A
Nguyễn Lộ Trạch
- B
Nguyễn Trường Tộ
- C
Bùi Viện
- D
Phạm Phú Thứ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, chính đốn võ bị, mở rộng ngoại giao...
Câu hỏi 6 :
Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A
Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”
- B
Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh
- C
Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào
- D
Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm vị trí địa lí và dân cư của Đà Nẵng để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. Hơn nữa Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, phù hợp với ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc chiến tranh của quân Pháp…=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam
=> Loại trừ đáp án: D
Câu hỏi 7 :
Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
- A
Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
- B
Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
- C
Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- D
Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến chiến sự ở Gia Định năm 1960 để trả lời
Lời giải chi tiết:
Tháng 7 – 1860, phần lớn quân Pháp đều bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên 1 phòng tuyến dài hơn 10km.Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng ở đại đồn Chí Hòa mới xây dựng trong tư thế “thủ hiểm”.
Câu hỏi 8 :
Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
- A
Quan lại, sĩ phu yêu nước
- B
Nông dân
- C
Bình dân thành thị
- D
Tư sản
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách
Câu hỏi 9 :
Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?
- A
Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
- B
Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
- C
Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
- D
Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ năm 1885 đến năm 1888, nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê là tập trung thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đặc biệt ông đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
Câu hỏi 10 :
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?
- A
Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
- B
Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp
- C
Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau
- D
Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bắt đầu tiến hành bình định quân sự. Do đó sự phát triển của các phong trào này đã làm gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề, làm chậm quá trình bình định của chúng.
Câu hỏi 11 :
Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?
- A
Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra
- B
Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống
- C
Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
- D
Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ giữa thế kỉ XIX, tình trạng sa sút về nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã buộc những người nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. Trong đó, một bộ phận kéo lên Yên Thế, tổ chức khai hoang, lập ấp. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, bước vào thời kì bình định quân sự, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp. Để bảo vệ cuộc sống của mình, những người nông dân ở đây đã tự động đứng lên đấu tranh
=> Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì muốn chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
Câu hỏi 12 :
Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
- B
Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất
- C
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam
- D
Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu hỏi 13 :
Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?
- A
Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn
- B
Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công
- C
Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- D
Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào vị trí địa lý của Gia Định để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu năm 1859 là do:
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
- “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
=> Loại trừ đáp án D: Nhân dân Việt Nam từ khi Pháp tiến vào xâm lược đều chiến tranh với tinh thần hi sinh quên mình để bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên Pháp tấn công vào Gia Định nên cũng chưa thể hiểu khẳng định tinh thần đấu tranh của nhân dân Gia Định không mạnh hay yếu hơn so với Đà Nẵng.
Câu hỏi 14 :
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
- A
Bảo vệ đạo Gia Tô trước hành động khủng bố của nhà Nguyễn.
- B
Yêu cầu của nền sản xuất Pháp về nguyên liệu, nhân công, thị trường. Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó.
- C
Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.
- D
Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nề.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh thế giới, Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX để đánh giá
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang trong tình trạng suy yếu.
Câu hỏi 15 :
Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?
- A
Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
- B
Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp
- C
Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược
- D
Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến từ 1858- 1873 để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chứ không hề đầu hàng giặc:
- Ở mặt trận Đà Nẵng, triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy đã bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp
- Ở mặt trận Gia Định, khi quân Pháp tấn công, quân triều đình vẫn kiên quyết tổ chức tấn công. Kể cả hành động thủ hiểm ở đại đồn Chí Hòa cũng không phải là hành động đầu hàng. Vì đại đồn Chí Hòa được xây dựng theo tư duy quân sự phong kiến để phòng thủ trước cuộc tấn công của kẻ thù
- Phải đến hiệp ước Nhâm Tuất (1862) mới bắt đầu đánh dấu quá trình đầu hàng từng bước của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp
Câu hỏi 16 :
Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?
- A
văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
- B
độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
- C
thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
- D
văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phong trào Cần Vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
Câu hỏi 17 :
Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là
- A
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản
- B
Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân
- C
Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
- D
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào mục tiêu đấu tranh của phong trào để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế nổ ra với nhiệm vụ mục tiêu là: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng do những người nông dân tiến hành
=> Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh mang tính tự phát của nông dân
Câu hỏi 18 :
Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
- A
Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến
- B
Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng
- C
Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi
- D
Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung các cải cách để nhân xét, đánh giá
Lời giải chi tiết:
- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.
- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX
Câu hỏi 19 :
Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai
- A
Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
- B
Không đúng vì Việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành công
- C
Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công
- D
Sai vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh Việt Nam giữa thế kỉ XIX để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Nhận định trên là không chính xác vì tại thời điểm giữa thế kỉ XIX Việt Nam không có đầy đủ những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cuộc cải cách diễn ra thành công:
- Kinh tế khủng hoảng trầm trọng, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được
- Xã hội bất ổn, phong trào đấu tranh chống triều đình dâng cao
- Triều đình Nguyễn bạc nhược, bảo thủ, khước từ những cải cách duy tân
- Thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam nên những cải cách khó lòng thực hiện được
Câu hỏi 20 :
Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?
- A
Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng
- B
Vai trò của giai cấp lãnh đạo
- C
Vấn đề đoàn kết quốc tế
- D
Phương thức tác chiến
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX (1858 – 1884) để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Phát huy vai trò của giai cấp lãnh đạo là bài học quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Vì không có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến thì không thể đề ra được đường lối kháng chiến, tổ chức, đoàn kết nhân dân cả nước đấu tranh chống lại kẻ thù