Biết \(\dfrac{2}{3}\) của A là \(24\). Vậy để tìm A ta cần tính:
A. \(24:2\)
B. \(24:2 \times 3\)
C. \(24:3\)
D. \(24:3 \times 2\)
B. \(24:2 \times 3\)
Muốn tìm một số khi biết \(\dfrac{2}{3}\) của nó là \(24\) ta có thể lấy \(24\) chia cho \(2\) rồi nhân với \(3\) hoặc lấy \(24\) chia cho \(\dfrac{2}{3}\).
Muốn tìm một số khi biết \(\dfrac{2}{3}\) của nó là \(24\) ta có thể lấy \(24\) chia cho \(2\) rồi nhân với \(3\) hoặc lấy \(24\) chia cho \(\dfrac{2}{3}\).
Do đó, ta tính \(A = 24:2 \times 3\) hoặc \(A = 24:\dfrac{2}{3}\).
Vậy đáp án đúng là \(24:2 \times 3\).
Tìm A biết \(\dfrac{3}{4}\) của A là \(36\).
A. \(A = 27\)
B. \(A = 32\)
C. \(A = 42\)
D. \(A = 48\)
D. \(A = 48\)
Muốn tìm một số khi biết \(\dfrac{3}{4}\) của nó là \(36\) ta có thể lấy \(36\) chia cho \(3\) rồi nhân với \(4\) hoặc lấy \(36\) chia cho \(\dfrac{3}{4}\).
A cần tìm là: \(36:3 \times 4 = 48\).
Vậy đáp án đúng là \(A = 48\).
Số thứ nhất là \(68\). Như vậy số thứ nhất bằng $\dfrac{4}{7}$ số thứ hai. Vậy số thứ hai là:
A. \(119\)
B. \(117\)
C. \(115\)
D. \(113\)
A. \(119\)
Theo đề bài $\dfrac{4}{7}$ số thứ hai là \(68\). Để tìm số thứ hai ta có thể lấy \(68\) chia cho \(4\) rồi nhân với \(7\) hoặc lấy \(68\) chia cho $\dfrac{4}{7}$
Số thứ hai là: \(68:4 \times 7 = 119\)
Chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm:
Biết \(\dfrac{5}{{12}}\) của \(B\) là \(45kg\). Vậy \(B = ...\,\,kg\).
A. \(107\)
B. \(108\)
C. \(109\)
D. \(110\)
B. \(108\)
Muốn tìm một số khi biết \(\dfrac{5}{{12}}\) của nó là \(45kg\) ta có thể lấy \(45\) chia cho \(5\) rồi nhân với \(12\) hoặc lấy \(45\) chia cho \(\dfrac{5}{{12}}\), sau đó thêm đơn vị vào kết quả.
B cần tìm là: \(45:\dfrac{5}{{12}} = 108\,\,(kg)\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(108\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Lớp 4A có \(14\) học sinh nữ. Số học sinh nữ chiếm \(\dfrac{2}{5}\) số học sinh của cả lớp.
Vậy lớp 4A có tất cả
học sinh.
Lớp 4A có \(14\) học sinh nữ. Số học sinh nữ chiếm \(\dfrac{2}{5}\) số học sinh của cả lớp.
Vậy lớp 4A có tất cả
học sinh.
Theo đề bài ta có \(\dfrac{2}{5}\) số học sinh của cả lớp là \(14\) học sinh. Để tìm số học sinh của lớp ta có thể lấy \(14\) chia cho \(2\) rồi nhân với \(5\) hoặc lấy \(14\) chia cho \(\dfrac{2}{5}\), sau đó thêm đơn vị vào kết quả.
Lớp 4A có tất cả số học sinh là:
\(14:2 \times 5 = 35\) (học sinh)
Đáp số: \(35\) học sinh.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(35\).
Lớp 4B có \(20\) học sinh nam. Số học sinh nam bằng \(\dfrac{4}{7}\) số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?
A. \(13\) học sinh
B. \(14\) học sinh
C. \(15\) học sinh
D. \(16\) học sinh
C. \(15\) học sinh
- Tìm số học sinh cả lớp: Theo đề bài ta có \(\dfrac{4}{7}\) số học sinh của cả lớp là \(20\) học sinh. Để tìm số học sinh của lớp ta có thể lấy \(20\) chia cho \(4\) rồi nhân với \(7\) hoặc lấy \(20\) chia cho \(\dfrac{4}{7}\), sau đó thêm đơn vị vào kết quả.
- Tìm số học sinh nữ ta lấy số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh nam.
Lớp 4B có tất cả số học sinh là:
\(20:4 \times 7 = 35\) (học sinh)
Lớp 4B có số học sinh nữ là:
\(35 - 20 = 15\) (học sinh)
Đáp số: \(15\) học sinh.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một cửa hàng bán được $96kg$ gạo trong ngày thứ nhất. Như vậy số gạo bán ngày thứ nhất bằng \(\dfrac{3}{5}\) số gạo bán ngày thứ hai.
Vậy trong cả hai ngày cửa hàng bán được
ki-lô-gam gạo.
Một cửa hàng bán được $96kg$ gạo trong ngày thứ nhất. Như vậy số gạo bán ngày thứ nhất bằng \(\dfrac{3}{5}\) số gạo bán ngày thứ hai.
Vậy trong cả hai ngày cửa hàng bán được
ki-lô-gam gạo.
- Tính số gạo bán trong ngày thứ hai: theo đề bài ta có \(\dfrac{3}{5}\) số gạo bán ngày thứ hai là $96kg$. Để tìm số gạo bán trong ngày thứ hai ta có thể lấy \(96\) chia cho \(3\) rồi nhân với \(5\), hoặc lấy \(96\) chia cho \(\dfrac{3}{5}\).
- Tìm số gạo bán được trong cả hai ngày ta số bạo bán trong ngày thứ nhất cộng với số gạo bán trong ngày thứ hai.
Ngày thứ hai cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
$96:3 \times 5 = 160\,\,(kg)$
Trong cả hai ngày cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
$96 + 160 = 256\,\,(kg)$
Đáp số: \(256kg\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(256\).
Hai năm trước tuổi con bằng \(\dfrac{2}{9}\) tuổi mẹ. Tính tuổi mẹ hiện nay, biết rằng hiện nay con \(10\) tuổi.
A. \(36\) tuổi
B. \(38\) tuổi
C. \(42\) tuổi
D. \(45\) tuổi
B. \(38\) tuổi
- Tính tuổi con hai năm trước ta lấy tuổi con hiện nay trừ đi \(2\) tuổi.
- Tính tuổi mẹ hai năm trước ta lấy tuổi con hai năm trước chia cho \(2\) rồi nhân với \(9\).
- Tính tuổi mẹ hiện nay ta lấy tuổi tuổi mẹ hai năm trước cộng thêm \(2\) tuổi.
Tuổi con hai năm trước là:
\(10 - 2 = 8\) (tuổi)
Tuổi mẹ hai năm trước là:
\(8:2 \times 9 = 36\) (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là:
\(36 + 2 = 38\) (tuổi)
Đáp số: \(38\) tuổi.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình chữ nhật có chiều rộng là \(35dm\). Như vậy chiều rộng bằng $\dfrac{5}{7}$ chiều dài.
Vậy diện tích hình chữ nhật đó là
\(cm^2\).
Một hình chữ nhật có chiều rộng là \(35dm\). Như vậy chiều rộng bằng $\dfrac{5}{7}$ chiều dài.
Vậy diện tích hình chữ nhật đó là
\(cm^2\).
- Tính chiều dài hình chữ nhật: theo đề bài ta có $\dfrac{5}{7}$ của chiều dài là \(35dm\), để tính chiều dài ta lấy \(35\) chia cho \(5\) rồi nhân với \(7\), sau đó ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.
- Tính diện tích hình chữ nhật theo công thức: Diện tích \(=\) chiều dài \(\times\) chiều rộng.
- Đổi số đo diện tích sang đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
\(35:5 \times 7 = 49\,\,(dm)\)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
\(\begin{array}{l}49 \times 35 = 1715\left( {d{m^2}} \right)\\1715d{m^2} = 171500c{m^2}\end{array}\)
Đáp số: \(171500c{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(171500\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một cửa hàng nhập về một số đường để bán nhân dịp tết Nguyên đán. Buổi sáng cửa hàng bán được $72kg$ đường và bằng \(\dfrac{8}{{35}}\) số đường cửa hàng nhập về. Buổi chiều cửa hàng bán được \(56kg\) đường.
Vậy cửa hàng còn lại
ki-lô-gam đường.
Một cửa hàng nhập về một số đường để bán nhân dịp tết Nguyên đán. Buổi sáng cửa hàng bán được $72kg$ đường và bằng \(\dfrac{8}{{35}}\) số đường cửa hàng nhập về. Buổi chiều cửa hàng bán được \(56kg\) đường.
Vậy cửa hàng còn lại
ki-lô-gam đường.
- Theo đề bài, \(\dfrac{8}{{35}}\) số đường nhập về là $72kg$, để tính số đường cửa hàng nhập về ta lấy \(72\) chia cho \(8\) rồi nhân với \(35\), sau đó thêm đơn vị vào kết quả.
- Tính tổng số đường đã bán trong buổi sáng và buổi chiều.
- Để tính số đường còn lại ta lấy số đường nhập về trừ đi tổng số đường đã bán trong buổi sáng và buổi chiều.
Cửa hàng nhập về số ki-lô-gam đường là:
\(72:8 \times 35 = 315 (kg)\)
Trong buổi sáng và buổi chiều cửa hàng đã bán số ki-lô-gam đường là:
\(72 + 56 = 128 (kg)\)
Cửa hàng còn lại số ki-lô-gam đường là:
\(315 - 128 = 187\,\,(kg)\)
Đáp số: \(187 kg\).
Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm là \(187\).
Vườn nhà Lan có \(\dfrac{2}{5}\) diện tích đất trồng cây ăn quả, \(\dfrac{1}{3}\) diện tích đất trồng rau, diện tích đất còn lại để trồng hoa. Biết tổng diện tích đất trồng cây ăn quả và trồng rau là $253{m^2}$. Vậy diện tích đất trồng hoa là:
A. $92{m^2}$
B. $94{m^2}$
C. $96{m^2}$
D. $98{m^2}$
A. $92{m^2}$
- Tìm phân số chỉ diện tích đất trồng cây ăn quả và trồng rau:
\(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{3} = \dfrac{{11}}{{15}}\) diện tích đất
- Tìm diện tích của cả mảnh vườn, ta lấy \(253\) chia cho \(11\) rồi nhân với \(15\).
- Tìm diện tích đất trồng hoa ta lấy diện tích khu vườn trừ đi tổng diện tích đất trồng cây ăn quả và trồng rau.
Diện tích đất trồng cây ăn quả và trồng rau chiếm số phần diện tích khu vườn là:
\(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{3} = \dfrac{{11}}{{15}}\) (diện tích đất)
Diện tích khu vườn nhà Lan là:
\(253:11 \times 15 = 345\,\,\left( {{m^2}} \right)\)
Diện tích phần đất trồng hoa là:
\(345 - 253 = 92\left( {{m^2}} \right)\)
Đáp số: \(92{m^2}\).
Một đội công nhân tham gia trồng rừng, ngày thứ nhất trồng được \(\dfrac{3}{8}\) số cây theo kế hoạch, ngày thứ hai trồng số cây bằng \(\dfrac{5}{6}\) số cây trồng ngày thứ nhất, ngày thứ ba trồng \(425\) cây thì hoàn thành kế hoạch. Hỏi đội công nhân đã trồng được tất cả bao nhiêu cây?
A. \(1390\) cây
B. \(1380\) cây
C. \(1370\) cây
D. \(1360\) cây
D. \(1360\) cây
- Coi số cây cả đội trồng là \(1\) đơn vị.
- Tìm phân số chỉ số phần cây đã trồng trong ngày thứ hai so với kế hoạch ta lấy phân số chỉ số cây đã trồng trong ngày thứ nhất nhân với \(\dfrac{5}{6}\).
- Tìm phân số chỉ số phần cây đã trồng trong \(2\) ngày đầu theo kế hoạch.
- Tìm phân số chỉ số phần cây trồng được trong ngày thứ ba theo kế hoạch ta lấy \(1\) trừ đi phân số chỉ số phần cây đã trồng trong \(2\) ngày đầu theo kế hoạch.
- Tính số cây đội công nhân trồng được.
Coi số cây cả đội trồng là \(1\) đơn vị.
Phân số chỉ số phần cây trồng được trong ngày thứ hai so với kế hoạch là:
\(\dfrac{3}{8} \times \dfrac{5}{6} = \dfrac{5}{{16}}\) (số cây theo kế hoạch)
Phân số chỉ số phần cây trồng được trong \(2\) ngày đầu theo kế hoạch là:
\(\dfrac{3}{8} + \dfrac{5}{{16}} = \dfrac{{11}}{{16}}\) (số cây theo kế hoạch)
Phân số chỉ số phần cây trồng được trong ngày thứ ba theo kế hoạch là:
\(1 - \dfrac{{11}}{{16}} = \dfrac{5}{{16}}\) (số cây theo kế hoạch)
Đội trồng rừng trồng được số cây là:
\(425:5 \times 16 = 1360\) (cây)
Đáp số: \(1360\) cây.