Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Vậy phát biểu đã cho là đúng.
Phép nhân phân số có những tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất giao hoán
B. Tính chất kết hợp
C. Tính chất phân phối
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Phép nhân phân số có các tính chất:
+) Tính chất giao hoán : Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
\(a \times b = b \times a\)
+) Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của hai phân số còn lại.
\((a \times b) \times c = a \times (b \times c)\)
+ Tính chất phân phối: Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân lần lượt từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả đó lại với nhau.
\((a + b) \times c = a \times c + b \times c\)
+ Nhân với số \(1\): Phân số nào nhân với \(1\) cũng bằng chính phân số đó.
\(a \times 1 = 1 \times a = a\)
+ Nhân với số \(0\): Phân số nào nhân với \(0\) cũng bằng \(0\).
\(a \times 0 = 0 \times a = 0\)
Vậy tất cả các đáp án A, B, C đều đúng.
Thực hiện tính:
Áp dụng quy tắc nhân hai phân số: Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Ta có: \(\dfrac{3}{5} \times \dfrac{4}{7} = \dfrac{{3 \times 4}}{{5 \times 7}} = \dfrac{{12}}{{35}}\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(12\,;\,\,35\).
Tính rồi rút gọn : \(\dfrac{5}{8} \times \dfrac{4}{{15}}\)
A. \(\dfrac{1}{2}\)
B. \(\dfrac{1}{3}\)
C. \(\dfrac{1}{6}\)
D. \(\dfrac{9}{{23}}\)
C. \(\dfrac{1}{6}\)
Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. Nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản.
Ta có:
\(\dfrac{5}{8} \times \dfrac{4}{{15}} = \dfrac{{5 \times 4}}{{8 \times 15}} = \dfrac{{5 \times 4}}{{4 \times 2 \times 5 \times 3}} = \dfrac{1}{6}\)
Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{1}{6}\).
Rút gọn rồi tính: \(\dfrac{{25}}{{30}} \times \dfrac{6}{8}\)
A. \(\dfrac{1}{5}\)
B. \(\dfrac{5}{8}\)
C. \(\dfrac{5}{6}\)
D. \(\dfrac{5}{{24}}\)
B. \(\dfrac{5}{8}\)
- Rút gọn hai phân số (nếu được).
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản.
Ta có:
\(\dfrac{{25}}{{30}} \times \dfrac{6}{8} = \dfrac{5}{6} \times \dfrac{3}{4} = \dfrac{{5 \times 3}}{{6 \times 4}} = \dfrac{{5 \times 3}}{{3 \times 2 \times 4}} = \dfrac{5}{8}\)
Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{5}{8}\).
Thực hiện tính:
Viết \(8\) dưới dạng phân số là \(\dfrac{8}{1}\) rồi thực hiện phép tính nhân hai phân số.
Ta có:
\(\dfrac{6}{7} \times 8 = \dfrac{6}{7} \times \dfrac{8}{1} = \dfrac{{6 \times 8}}{{7 \times 1}} = \dfrac{{48}}{7}\)
Hoặc ta có thể viết gọn như sau: \(\dfrac{6}{7} \times 8 = \dfrac{{6 \times 8}}{7} = \dfrac{{48}}{7}\)
Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm lần lượt từ trên xuống dưới là \(48\,;\,\,7\).
Thực hiện tính:
Áp dụng tính chất: Phân số nào nhân với \(1\) cũng bằng chính phân số đó.
Phân số nào nhân với \(1\) cũng bằng chính phân số đó.
Do đó, ta có: \(\dfrac{7}{9} \times 1 = \dfrac{7}{9}\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(7\,;\,\,9\).
Tìm \(x\), biết: \(x:\dfrac{7}{{12}} = \dfrac{1}{2} - \dfrac{2}{7}\)
A. \(x = \dfrac{1}{8}\)
B. \(x = \dfrac{3}{4}\)
C. \(x = \dfrac{3}{{14}}\)
D. \(x = \dfrac{7}{{24}}\)
A. \(x = \dfrac{1}{8}\)
- Tính giá trị vế phải.
- \(x\) ở vị trí số bị chia, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Ta có:
\(\begin{array}{l}x:\dfrac{7}{{12}} = \dfrac{1}{2} - \dfrac{2}{7}\\x:\dfrac{7}{{12}} = \dfrac{3}{{14}}\\x = \dfrac{3}{{14}} \times \dfrac{7}{{12}}\\x = \dfrac{1}{8}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{1}{8}\).
Tính: \(6 \times \left( {\dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{4}} \right)\)
A. \(\dfrac{9}{2}\)
B. \(\dfrac{{11}}{4}\)
C. \(\dfrac{{44}}{3}\)
D. \(\dfrac{{33}}{4}\)
D. \(\dfrac{{33}}{4}\)
Biểu thức chứa dấu ngoặc nên ta tính trong ngoặc trước , ngoài ngoặc sau.
Ta có:
\(6 \times \left( {\dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{4}} \right) = 6 \times \left( {\dfrac{5}{8} + \dfrac{6}{8}} \right) = 6 \times \dfrac{{11}}{8} = \dfrac{{6 \times 11}}{8} = \dfrac{{3 \times 2 \times 11}}{{4 \times 2}} = \dfrac{{33}}{4}\)
Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{{33}}{4}\).
Kết quả của phép tính: \(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{4}{5} \times \dfrac{9}{4}\) là:
A. \(\dfrac{4}{3}\)
B. \(\dfrac{6}{5}\)
C. \(\dfrac{5}{4}\)
D. \(\dfrac{9}{{20}}\)
B. \(\dfrac{6}{5}\)
Biểu thức chỉ chứa phép nhân nên tính lần lượt từ trái sang phải hoặc để nhân ba phân số ta lấy các tử số nhân với nhau, các mẫu số nhân với nhau.
Ta có:
\(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{4}{5} \times \dfrac{9}{4} = \dfrac{{2 \times 4 \times 9}}{{3 \times 5 \times 4}} = \dfrac{{2 \times 4 \times 3 \times 3}}{{3 \times 5 \times 4}} = \dfrac{6}{5}\)
Vậy đáp án đúng là \(\dfrac{6}{5}\).
Chọn dấu thích hợp điền vào ô trống:
\(\dfrac{3}{4} \times \dfrac{8}{{15}} + \dfrac{1}{3}\,\,\,\,\cdot \cdot \cdot \,\,\,\,2 - \dfrac{2}{5} \times 3\)
A. \( < \)
B. \( > \)
C. \( = \)
A. \( < \)
Tính giá trị biểu thức ở hai vế rồi so sánh kết quả với nhau.
Biểu thức có chứa phép cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép nhân, phép chia trước, phép cộng và phép trừ sau.
Ta có:
+) $\dfrac{3}{4} \times \dfrac{8}{{15}} + \dfrac{1}{3} = \dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{3} = \,\dfrac{{11}}{{15}}$ ;
+) $2 - \dfrac{2}{5} \times 3\, = \,2 - \dfrac{6}{5} = \,\dfrac{4}{5} = \dfrac{{12}}{{15}}\,$
Mà \(\dfrac{{11}}{{15}} < \dfrac{{12}}{{15}}\), hay \(\dfrac{{11}}{{15}} < \dfrac{4}{5}\).
Do đó \(\dfrac{3}{4} \times \dfrac{8}{{15}} + \dfrac{1}{3}\,\,\, < \,\,\,2 - \dfrac{2}{5} \times 3\).
Vậy dấu thích hợp điền vào ô trống là \( < \).
Điền số thích hợp vào ô trống (điền phân số dạng tối giản)
Một hình vuông có cạnh là \(\dfrac{5}{8}m\).
- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài cạnh nhân với \(4\).
- Để tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài cạnh nhân với độ dài cạnh.
Chu vi hình vuông đó là:
\(\dfrac{5}{8} \times 4 = \dfrac{5}{2}\,\,(m)\)
Diện tích hình vuông đó là:
\(\dfrac{5}{8} \times \dfrac{5}{8} = \dfrac{{25}}{{64}}\,\,({m^2})\)
Đáp số: Chu vi: \(\dfrac{5}{2}m\) ;
Diện tích: \(\dfrac{{25}}{{64}}\,\,{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống thứ nhất lần lượt từ trên xuống dưới là \(5\,;\,\,2\) ; đáp án điền ô trống thứ hai lần lượt từ trên xuống dưới là \(25\,;\,\,64\).
Tính bằng cách thuận tiện:
Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân: \(a \times (b + c) = a \times b + a \times c\).
$\begin{array}{l}\dfrac{5}{7} \times \dfrac{{11}}{{18}} + \dfrac{7}{{18}} \times \dfrac{5}{7} \\= \dfrac{5}{7} \times \left( {\dfrac{{11}}{{18}} + \dfrac{7}{{18}}} \right)\\ = \dfrac{5}{7} \times \dfrac{18}{{18}}\\= \dfrac{5}{7} \times 1\,\\ = \,\,\,\,\dfrac{5}{7}\end{array}$
Bác Lan trồng cà chua trên một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng là $\dfrac{{35}}{2}m$, chiều dài gấp \(4\) lần chiều rộng. Biết rằng cứ $1{m^2}$ thì thu được $3kg$ cà chua, vậy trên cả mảnh vườn đó bác Lan thu được số ki-lô-gam cà chua là:
A. \(111\,kg\)
B. \(145\,kg\)
C. \(3675\,kg\)
D. \(11100\,kg \)
C. \(3675\,kg\)
- Tìm chiều dài mảnh vườn ta lấy số đo chiều rộng nhân với \(4\).
- Tìm diện tích mảnh vườn ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng.
- Tìm trên cả mảnh vườn thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua ta lấy số ki-lô-gam cà chua thu được trên $1{m^2}$ nhân với số đo diện tích.
Chiều dài mảnh vườn đó là:
$\dfrac{{35}}{2} \times 4 = 70\,\,(m)$
Diện tích mảnh vườn đó là:
$\dfrac{{35}}{2} \times 70 = 1225\,\,({m^2})$
Trên cả mảnh vườn đó bác Lan thu được số ki-lô-gam cà chua là:
\(1225 \times 3 = 3675\,\,(kg)\)
Đáp số: \(3675kg\).