Câu hỏi 1 :

Chọn câu đúng

  • A

    $ - 6 \in N$

  • B

    $9 \notin Z$

  • C

    $ - 9 \in N$                          

  • D

    $ - 10 \in Z$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Tập hợp số nguyên bao gồm số nguyên âm, số $0$ và số nguyên dương.
Tập hợp số nguyên kí hiệu là: $Z$
Tập hợp số tự nhiên kí hiệu là: $N$

Lời giải chi tiết :

Ta có \( - 10 \in Z\) vì \( - 10\) là số nguyên âm nên D đúng.

Câu hỏi 2 :

Điểm cách \( - 1\) ba đơn vị theo chiều âm là

  • A

    $3$                         

  • B

    $ - 3$

  • C

    $ - 4$

  • D

    $4$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

- Sử dụng trục số để tìm đáp án

+ Trên trục số: Điểm \(0\) được gọi là điểm gốc của trục số. Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên), chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.

Lời giải chi tiết :

Điểm cách $ - 1$  ba đơn vị theo chiều âm là điểm nằm phía bên trái điểm $ - 1$  và cách điểm $ - 1$  ba đơn vị.

Điểm nằm bên trái điểm $ - 1$  và cách điểm $ - 1$  ba đơn vị là điểm $ - 4$
Nên điểm cách $ - 1$  ba đơn vị theo chiều âm là $ - 4.$     

Câu hỏi 3 :

Cho tập hợp \(A = \left\{ { - 3;2;0; - 1;5;7} \right\}\). Viết tập hợp \(B\) gồm các phần tử là số đối của các phần tử trong tập hợp \(A.\)

  • A

    $B = \left\{ {3; - 2;0;1; - 5; - 7} \right\}$

  • B

    $B = \left\{ {3; - 2;0; - 5; - 7} \right\}$

  • C

    $B = \left\{ {3; - 2;0;1; - 5;7} \right\}$  

  • D

    $B = \left\{ { - 3;2;0;1; - 5; - 7} \right\}$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

+ Tìm số đối của mỗi phần tử thuộc tập hợp \(A\) bằng cách sử dụng: Số đối của \(a\) là \( - a.\)

+ Từ đó viết tập hợp \(B.\)

Lời giải chi tiết :

Số đối của \( - 3\) là \(3\); số đối của \(2\) là \( - 2;\) số đối của \(0\) là \(0;\)số đối của \( - 1\) là 1; số đối của \(5\) là \( - 5;\) số đối của \(7\) là \( - 7.\)

Nên tập hợp $B = \left\{ {3; - 2;0;1; - 5; - 7} \right\}$

Câu hỏi 4 :

Điểm \(6\) cách điểm \(2\) bao nhiêu đơn vị?

  • A

    $3$

  • B

    $5$

  • C

    $2$

  • D

    $4$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

- Sử dụng kiến thức về trục số để xác định khoảng cách từ điểm \(6\) đến điểm \(2\).

Lời giải chi tiết :

Điểm \(6\) cách điểm \(2\) là bốn đơn vị

Câu hỏi 5 :

Cho \(C = \left\{ { - 3; - 2;0;1;6;10} \right\}\). Viết tập hợp \(D\) gồm các phần tử thuộc \(C\) và là số nguyên âm.

  • A

    \(D = \left\{ { - 3; - 2;0} \right\}.\)

  • B

    \(D = \left\{ { - 3; - 2} \right\}.\)  

  • C

    \(D = \left\{ {0;1;6;10} \right\}.\)                          

  • D

    \(D = \left\{ { - 3; - 2;6;10;1} \right\}.\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

- Chọn ra các số nguyên âm trong các phần tử thuộc tập hợp \(C.\)

- Viết tập hợp \(D\) gồm các phần tử là các số vừa tìm được.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(C = \left\{ { - 3; - 2;0;1;6;10} \right\}\) có các số nguyên âm là \( - 3; - 2\). Nên tập hợp \(D = \left\{ { - 3; - 2} \right\}.\)

Câu hỏi 6 :

Những điểm cách điểm \(0\) ba đơn vị là

  • A

    $3$ và \( - 3\)

  • B

    $2$ và \( - 2\)  

  • C

    $2$ và \( - 3\)

  • D

    $3$ và \( - 2\)  

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Những điểm cách điểm $0$ ba đơn vị là điểm nằm bên phải điểm $0$  và cách điểm $0$  ba đơn vị, điểm nằm bên trái điểm $0$  và cách điểm $0$ ba đơn vị.

Lời giải chi tiết :

Điểm nằm bên phải điểm $0$ và cách điểm $0$ ba đơn vị là: $3$
Điểm nằm bên trái điểm $0$ và cách điểm $0$ ba đơn vị là: $ - 3$.

Câu hỏi 7 :

Những điểm cách  điểm 3 năm đơn vị là:

  • A

    $7$ và \( - 1\)

  • B

    $6$ và \( - 2\)

  • C

    $2$ và \( - 2\)

  • D

    $8$ và \( - 2\)  

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Những điểm cách điểm $3$  năm đơn vị là điểm nằm bên phải điểm $3$ và cách điểm $3$ năm đơn vị, điểm nằm bên trái điểm $3$ và cách điểm $3$ năm đơn vị.

Lời giải chi tiết :

Điểm nằm bên phải điểm $3$ và cách điểm $3$ năm đơn vị là: $8$
Điểm nằm bên trái điểm $3$ và cách điểm $3$ năm đơn vị là: $ - 2$

Câu hỏi 8 :

Nếu $ - 30m$ biểu diễn độ sâu là $30m$  dưới mực nước biển thì $ + 20m$ biểu diễn độ cao là:

  • A

    $ - 20m$ dưới mực nước biển

  • B

    $20m$ dưới mực nước biển

  • C

    $ - 20m$ trên mực nước biển

  • D

    $20m$ trên mực nước biển

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Mực nước biển được xem là gốc 0 của trục số. Người ta dùng số nguyên âm để biểu diễn độ sâu dưới mực nước biển, số nguyên dương biển diễn độ cao trên mực nước biển.

Lời giải chi tiết :

Nếu $ - 30m$ biểu diễn độ sâu là $30m$  dưới mực nước biển thì $ + 20m$ biểu diễn độ cao là: $20m$  trên mực nước biển.

Câu hỏi 9 :

Điểm $ - 2$  cách điểm $3$ bao nhiêu đơn vị?

  • A

    $5$

  • B

    $2$   

  • C

    $1$

  • D

    $8$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Dựa vào trục số để xác định
Nếu điểm này cách điểm kia theo chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.

Lời giải chi tiết :

Quan sát trục số ta thấy: Điểm $ - 2$  cách điểm $3$ là $5$ đơn vị.

Câu hỏi 10 :

Các số nguyên âm nằm giữa \( - 3\) và \(2\) là:

  • A

    \( - 2; - 1\)  

  • B

    \( - 2; - 1;0;1\)

  • C

    \( - 3; - 2; - 1;0;1;2\)

  • D

    $0;1$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

+ Các số nằm giữa $ - 3$ và $2$ là các số nằm bên phải $ - 3$  và bên trái của $2$  trên trục số.

+ Chọn các số nguyên âm trong các số vừa tìm được

Lời giải chi tiết :

Các số nguyên nằm giữa $ - 3$ và $2$ là: \( - 2; - 1;0;1.\)

Các số nguyên âm nằm giữa $ - 3$ và $2$ là: \( - 2; - 1.\)

Câu hỏi 11 :

Có bao nhiêu  số nguyên nằm giữa \( - 3\) và \(4\) là:

  • A

    $3$                         

  • B

    $5$                            

  • C

    $6$

  • D

    $7$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Các số nằm giữa $ - 3$ và $4$ là các số nằm bên phải $ - 3$ và bên trái của $4$ trên trục số.

Lời giải chi tiết :

Các số nằm giữa $ - 3$ và $4$ là: \( - 2; - 1;0;1;2;3.\)

Vậy có \(6\) số thỏa mãn điều kiện đề bài.

Câu hỏi 12 :

Trên trục số điểm A cách gốc $4$ đơn vị về phía bên trái, điểm B cách gốc $1$ đơn vị về phía bên phải. Hỏi điểm A cách điểm B bao nhiêu đơn vị?

  • A

    $3$

  • B

    $5$

  • C

    $2$

  • D

    $4$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Dựa vào trục số để xác định.
Lưu ý: Gốc trên trục tọa độ là điểm $0.$

Lời giải chi tiết :

Quan sát trục số ta thấy:
Điểm cách gốc $4$ đơn vị vế phía bên trái là điểm $ - 4,$ nên điểm A biểu diễn số: $ - 4$
Điểm cách gốc $1$ đơn vị về phía bên phải là: $1$, nên điểm B biểu diễn số $1.$

Điểm $ - 4$ cách điểm $1$  là năm đơn vị.

Vậy điểm A cách điểm B là $5$ đơn vị.

Câu hỏi 13 :

Số cách số \( - 2\) sáu đơn vị theo chiều dương là?

  • A

    $6$

  • B

    $ - 8$                            

  • C

    $4$                          

  • D

    $5$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Điểm nằm cách điểm A theo chiều dương tức là điểm đó nằm bên tay phải điểm A
Điểm nằm cách điểm A theo chiều âm tức là điểm đó nằm bên trái điểm A

Lời giải chi tiết :

Ta đếm về bên phải số $ - 2$  sáu đơn vị được số $4$ ( hay $ + 4$ )
Vậy số cách số $ - 2$ sáu đơn vị theo chiều dương là: $4$ ( hay $ + 4$)

Câu hỏi 14 :

Số nguyên âm biểu thị ông Hai nợ ngân hàng \(5\,000\,\,000\) đồng là:

  • A
    \(5\,000\,000\) đồng
  • B
    \(5\,\,000\,\,000\,\, - \) đồng
  • C
    \( - \,5\,\,000\,\,000\) đồng
  • D
    \( + \,5\,000\,\,000\) đồng

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Số nguyên âm biểu thị số tiền nợ (lỗ) \(a\,\,\)đồng là: \( - a\,\,\) đồng.

Lời giải chi tiết :

Do ông Hai nợ ngân hàng \(5\,000\,\,000\) đồng nên ta có thể nói ông Hai có \( - \,5\,\,000\,\,000\) đồng.

Câu hỏi 15 :

Số nguyên âm biểu thị năm sự kiện: Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm \(776\) trước công nguyên là:

  • A
    \(776\)
  • B
    \( - 776\)
  • C
    \( + 776\)
  • D
    \( - 767\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Số nguyên âm biểu thị năm \(a\) trước công nguyên là: \( - a\).

Lời giải chi tiết :

Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm \(776\) trước công nguyên tức là nó diễn ra vào năm \( - 776\)

Câu hỏi 16 :

Trong các số: \( - 2;\, - \dfrac{4}{3};\,4;\,0,5;\, - 100;\,1\dfrac{2}{7}\) có bao nhiêu số là số nguyên.

  • A
    \(1\)
  • B
    \(2\)
  • C
    \(3\)
  • D
    \(4\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Tập hợp số gồm các số nguyên âm, số \(0\) và các số nguyên dương được gọi là tập hợp số nguyên.

Lời giải chi tiết :

Các số là số nguyên là: \( - 2;\,\,4;\, - 100\).

Vậy có \(3\) số là số nguyên.

Câu hỏi 17 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A
    Số \(0\) vừa là số nguyên dương vừa là số nguyên âm.
  • B
    Số \(0\) là số nguyên dương.
  • C
    Số \(0\) là số nguyên âm.
  • D
    Tập hợp số nguyên bao gồm số nguyên âm, số nguyên dương và số 0.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Tập hợp số gồm các số nguyên âm, số \(0\) và các số nguyên dương được gọi là tập hợp số nguyên.

Lời giải chi tiết :

Tập hợp số nguyên bao gồm số nguyên âm, số nguyên dương và số 0.

\( \Rightarrow A,\,B,\,C\) sai.

Tập hợp số nguyên bao gồm số nguyên âm, số nguyên dương và số 0.

Câu hỏi 18 :
Điểm \(x\) trong hình sau đây biểu diễn số nguyên nào?

 

  • A
    \( - 2\)
  • B
    \(4\)
  • C
    \(3\)
  • D
    \( - 3\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :
Đếm khoảng cách từ điểm \(x\) đến điểm \(0\), thêm dấu “-” vào số vừa tìm được.
Lời giải chi tiết :
Điểm \(x\) trong hình biểu diễn số \( - 3\).
Câu hỏi 19 :
Số đối của các số: \( - 3;\,\,12;\, - 82;\,\,29\) lần lượt là:
  • A
    \(3;\,\,12;\, - 82;\,\,29\)
  • B
    \( - 3;\,\, - 12;\, - 82;\, - \,29\)
  • C
    \(3;\,\,\,\,\,82;\,\,\, - 12;\,\,\, - 29\)
  • D
    \(3;\,\,\, - 12;\,\,\,82;\,\,\, - 29\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Số đối của số \(a\) là \( - a\).

Số đối của số \( - a\) là \(a\).

Lời giải chi tiết :
Số đối của các số: \( - 3;\,\,12;\, - 82;\,\,29\) lần lượt là: \(3;\,\,\, - 12;\,\,\,82;\,\,\, - 29\).