Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Muốn cộng hai hỗn số, ta chuyển hai hỗn số về dạng phân số rồi cộng hai phân số vừa chuyển đổi.
B. Muốn trừ hai hỗn số, ta lấy phần nguyên trừ đi phần nguyên, phần tử số trừ đi phần tử số.
C. Muốn nhân hai hỗn số, ta chuyển hai hỗn số về dạng phân số rồi nhân hai phân số vừa chuyển đổi.
D. Muốn chia hai hỗn số, ta chuyển hai hỗn số về dạng phân số rồi chia hai phân số vừa chuyển đổi.
B. Muốn trừ hai hỗn số, ta lấy phần nguyên trừ đi phần nguyên, phần tử số trừ đi phần tử số.
Dựa vào quy tắc cộng, trừ, nhân, chia các hỗn số.
+ Muốn cộng (hoặc trừ) hai hỗn số, ta chuyển hai hỗn số về dạng phân số rồi cộng (hoặc) trừ hai phân số vừa chuyển đổi.
+ Muốn nhân (hoặc chia) hai hỗn số, ta chuyển hai hỗn số về dạng phân số rồi nhân (hoặc chia) hai phân số vừa chuyển đổi.
Vậy phát biểu sai là “Muốn trừ hai hỗn số, ta lấy phần nguyên trừ đi phần nguyên, phần tử số trừ đi phần tử số.”
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(4\dfrac{1}{8} \cdot \cdot \cdot 2\dfrac{{99}}{{100}}\)
A. \( < \)
B. \( > \)
C. \( = \)
B. \( > \)
- Xác định phần nguyên của mỗi hỗn số.
- So sánh phần nguyên để chọn được đáp án thích hợp.
Hỗn số $4\dfrac{1}{8}$ có phần nguyên là \(4\) và hỗn số $2\dfrac{{99}}{{100}}$ có phần nguyên là \(2\).
Vì \(4 > 2\) nên \(4\dfrac{1}{8} > 2\dfrac{{99}}{{100}}\).
Chọn hỗn số nhỏ hơn trong hai hỗn số sau:
A. \(6\dfrac{5}{8}\)
B. \(6\dfrac{7}{{12}}\)
B. \(6\dfrac{7}{{12}}\)
- Chuyển hỗn số sang phân số
- Quy đồng $2$ phân số đó để có cùng mẫu số rồi so sánh
Ta có: $6\dfrac{5}{8} = \dfrac{{6 \times 8 + 5}}{8} = \dfrac{{53}}{8};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,6\dfrac{7}{{12}} = \dfrac{{6 \times 12 + 7}}{{12}} = \dfrac{{79}}{{12}}$
Quy đồng mẫu số hai phân số ta có: \(MSC = 24\)
$\dfrac{{53}}{8} = \dfrac{{53 \times 3}}{{8 \times 3}} = \dfrac{{159}}{{24}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{79}}{{12}} = \dfrac{{79 \times 2}}{{12 \times 2}} = \dfrac{{158}}{{24}}$
Vì $\dfrac{{159}}{{24}} > \dfrac{{158}}{{24}}$ nên $\dfrac{{53}}{8} > \,\,\dfrac{{79}}{{12}}\,\,\, \Rightarrow 6\dfrac{5}{8} > 6\dfrac{7}{{12}}$
Vậy hỗn số nhỏ hơn là \(6\dfrac{7}{{12}}\).
Kéo thả phân số thích hợp vào ô trống:
- Có thể viết hỗn số thành một phân số như sau:
+ Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số
+ Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số
- Sau khi đổi sang phân số ta thực hiện tính cộng hai phân số khác mẫu số
Ta có: \(1\dfrac{3}{4} + 2\dfrac{6}{7} \)\(= \dfrac{7}{4} + \dfrac{{20}}{7} \)\(= \dfrac{{49}}{{28}} + \dfrac{{80}}{{28}} \)\(= \dfrac{{129}}{{28}}\)
Vậy phân số thích hợp điền vào ô trống là \(\dfrac{{129}}{{28}}\)
Tính : $9\dfrac{1}{2}:5\dfrac{5}{8}$
A. \(\dfrac{8}{5}\)
B. \(\dfrac{9}{5}\)
C. \(\dfrac{{19}}{{10}}\)
D. \(\dfrac{{76}}{{45}}\)
D. \(\dfrac{{76}}{{45}}\)
- Chuyển hai hỗn số về dạng phân số.
- Thực hiện phép chia hai phân số vừa chuyển đổi.
$9\dfrac{1}{2}:5\dfrac{5}{8} $$= \dfrac{{19}}{2}:\dfrac{{45}}{8} $$= \dfrac{{19}}{2} \times \dfrac{8}{{45}} $$= \dfrac{{19 \times {{8}}}}{{{{2}} \times 45}} $$= \dfrac{{76}}{{45}}$
Kéo thả phân số thích hợp vào ô trống:
- Chuyển các hỗn số thành phân số.
- Thực hiện tính phép nhân trước, phép cộng sau.
\(4\dfrac{5}{6} + 2\dfrac{3}{4} \times 1\dfrac{1}{2} \)\(= \dfrac{{29}}{6} + \dfrac{{11}}{4} \times \dfrac{3}{2} \)\(= \dfrac{{29}}{6} + \dfrac{{33}}{8} \)\(= \dfrac{{116}}{{24}} + \dfrac{{99}}{{24}} \)\(= \dfrac{{215}}{{24}}\)
Tìm \(x\) biết:
\(7\dfrac{3}{5}:x = 5\dfrac{4}{{15}} - 1\dfrac{1}{6}\)
A. \(x = \dfrac{{41}}{{10}}\)
B. \(x = \dfrac{{76}}{{41}}\)
C. \(x = \dfrac{{228}}{{193}}\)
D. \(x = \dfrac{{2888}}{{205}}\)
B. \(x = \dfrac{{76}}{{41}}\)
-Tính giá trị ở vế phải
- Xác định \(x\) đóng vai trò số chia nên \(x\) bằng số bị chia chia cho thương
\(\begin{array}{l}7\dfrac{3}{5}:x = 5\dfrac{4}{{15}} - 1\dfrac{1}{6}\\\dfrac{{38}}{5}:x = \dfrac{{79}}{{15}} - \dfrac{7}{6}\\\dfrac{{38}}{5}:x = \dfrac{{158}}{{30}} - \dfrac{{35}}{{30}}\\\dfrac{{38}}{5}:x = \dfrac{{41}}{{10}}\\x = \dfrac{{38}}{5}:\dfrac{{41}}{{10}}\\x = \dfrac{{38}}{5} \times \dfrac{{10}}{{41}}\\x = \dfrac{{76}}{{41}}\end{array}\)
Một người đi xe đạp đi được \(16\dfrac{5}{8}\) km trong giờ đầu tiên. Giờ thứ hai người đó đi được \(12\dfrac{3}{4}\) km. Vậy người đó còn phải đi bao nhiêu ki-lô-mét nữa thì mới đến nơi, biết quãng đường đó dài $30km.$
$A.\,\, 1 \,km$
$B.\,\,\dfrac{8}{5}\,km$
$C.\,\,\dfrac{3}{8}\,km$
$D.\,\,\dfrac{5}{8}\,km$
$D.\,\,\dfrac{5}{8}\,km$
Bước 1: Đổi các hỗn số thành phân số.
Bước 2: Tìm số ki-lô-mét người đó đi trong $2$ giờ.
Bước 3: Tìm số ki-lô-mét người đó còn phải đi.
Đổi \(16\dfrac{5}{8}km = \dfrac{{133}}{8}km;\,\,\,\,\,\,\,12\dfrac{3}{4}km = \dfrac{{51}}{4}km\)
Trong hai giờ người đó đi được số ki-lô-mét là:
\(\dfrac{{133}}{8} + \dfrac{{51}}{4} = \dfrac{{235}}{8}(km)\)
Người đó phải đi số ki-lô-mét nữa thì mới đến nơi là:
\(30 - \dfrac{{235}}{8} = \dfrac{5}{8}(km)\)
Đáp số: \(\dfrac{5}{8}km\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một cửa hàng có \(75\dfrac{3}{5}\) kg gạo. Cửa hàng bán đi \(\dfrac{2}{3}\) số gạo đó sau đó nhập thêm số gạo gấp \(4\) lần số gạo còn lại.
Vậy số gạo của cửa hàng sau khi nhập là
ki-lô-gam gạo.
Một cửa hàng có \(75\dfrac{3}{5}\) kg gạo. Cửa hàng bán đi \(\dfrac{2}{3}\) số gạo đó sau đó nhập thêm số gạo gấp \(4\) lần số gạo còn lại.
Vậy số gạo của cửa hàng sau khi nhập là
ki-lô-gam gạo.
Bước 1: Đổi hỗn số thành phân số.
Bước 2: Tìm phân số chỉ số gạo còn lại.
Bước 3: Tìm số gạo còn lại.
Bước 4: Tìm số gạo nhập thêm.
Bước 5: Tìm số gạo của cửa hàng sau khi nhập.
Đổi: \(75\dfrac{3}{5}kg = \dfrac{{378}}{5}kg\).
Sau khi bán cửa hàng còn lại số gạo là:
\(1 - \dfrac{2}{3} = \dfrac{1}{3}\) (số gạo)
Sau khi bán cửa hàng còn lại số ki-lô-gam gạo là:
\(\dfrac{{378}}{5} \times \dfrac{1}{3} = \dfrac{{126}}{5}\;(kg)\)
Cửa hàng nhập thêm số ki-lô-gam gạo là:
\(\dfrac{{126}}{5} \times 4 = \dfrac{{504}}{5}\;(kg)\)
Sau khi nhập thêm cửa hàng có tất cả số ki-lô-gam gạo là:
\(\dfrac{{126}}{5} + \dfrac{{504}}{5} = 126\;(kg)\)
Đáp số: \(126kg\).
Tính rồi so sánh \(A\) và \(B\) biết rằng :
\(A = 3\dfrac{3}{8} + 7\dfrac{5}{{12}} \times 1\dfrac{1}{5};\)
\(B = \,12\dfrac{5}{6} - 9\dfrac{5}{{24}}:2\dfrac{3}{7}\)
A. \(A > B\)
B. \(A < B\)
C. \(A = B\)
A. \(A > B\)
- Đổi các hỗn số thành phân số
- Tính giá trị các biểu thức \(A\) và \(B\), thực hiện tính lần lượt phép nhân, chia trước, phép cộng, trừ sau.
- So sánh \(A\) và \(B\)
\(A = 3\dfrac{3}{8} + 7\dfrac{5}{{12}} \times 1\dfrac{1}{5}\)
\(A = \dfrac{{27}}{8} + \dfrac{{89}}{{12}} \times \dfrac{6}{5}\)
\(A = \dfrac{{27}}{8} + \dfrac{{89}}{{10}}\)
\(A = \dfrac{{135}}{{40}} + \dfrac{{356}}{{40}}\)
\(A = \dfrac{{491}}{{40}}\)
\(A = \,12\dfrac{{11}}{{40}}\)
Lại có:
$B = \,12\dfrac{5}{6} - 9\dfrac{5}{{24}}:2\dfrac{3}{7}$
$B = \,\dfrac{{77}}{6} - \dfrac{{221}}{{24}}:\dfrac{{17}}{7}$
$B = \,\dfrac{{77}}{6} - \dfrac{{221}}{{24}} \times \dfrac{7}{{17}}$
$B = \,\dfrac{{77}}{6} - \dfrac{{91}}{{24}}$
$B = \,\dfrac{{308}}{{24}} - \dfrac{{91}}{{24}}$
$B = \,\dfrac{{217}}{{24}} = 9\dfrac{1}{{24}}$
Hỗn số \(12\dfrac{{11}}{{40}}\) có phần nguyên là \(12\) và hỗn số \(9\dfrac{1}{{24}}\) có phần nguyên là \(9\).
Vì \(12 > 9\) nên \(12\dfrac{{11}}{{40}} > 9\dfrac{1}{{24}}\).
Vậy \(A > B\)