Trong các cách viết phân số sau, cách viết nào sai?
-
A
\(\dfrac{3}{5}\)
-
B
\(\dfrac{{18}}{1}\)
-
C
\(\dfrac{0}{7}\)
-
D
\(\dfrac{5}{0}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
\(\dfrac{3}{5};\,\,\dfrac{{18}}{1};\,\,\dfrac{0}{7}\) là các phân số vì có mẫu số khác \(0\).
\(\dfrac{5}{0}\) không là phân số vì có mẫu số bằng \(0\).
Tử số của phân số \(\dfrac{{25}}{{37}}\) là
-
A
$25$
-
B
$26$
-
C
\(37\)
-
D
$23$
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Trong một phân số, tử số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang.
Vậy tử số của phân số \(\dfrac{{25}}{{37}}\) là \(25\).
Phân số chỉ số ô vuông đã tô màu trong hình sau là:
-
A
\(\dfrac{9}{{11}}\)
-
B
\(\dfrac{{11}}{{20}}\)
-
C
\(\dfrac{{11}}{9}\)
-
D
\(\dfrac{9}{{20}}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Quan sát hình vẽ, tìm ô vuông được tô màu và tổng số ô vuông, từ đó tìm được phân số.
Quan sát hình vẽ ta thấy có tất cả \(20\) ô vuông, trong đó có \(11\) ô vuông được tô màu. Vậy phân số chỉ số ô vuông đã tô màu trong hình là \(\dfrac{{11}}{{20}}\).
Thương của phép chia \(9:14\) được viết dưới dạng phân số là:
-
A
\(\dfrac{{14}}{9}\)
-
B
\(\dfrac{9}{1}\)
-
C
\(\dfrac{9}{{14}}\)
-
D
Không viết được
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Dựa vào chú ý : Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Ta có \(9:14 = \dfrac{9}{{14}}\).
Vậy thương của phép chia \(9:14\) được viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{9}{{14}}\).
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
\(1 = \dfrac{{...}}{{99}}\)
-
A
\(100\)
-
B
\(98\)
-
C
$97$
-
D
$99$
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Dựa vào chú ý: Số \(1\) có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác \(0\) .
Ta có: \(1 = \dfrac{{99}}{{99}}\). Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(99\).
Chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm: \(\dfrac{2}{3} = \dfrac{8}{{...}}\)
-
A
$1$
-
B
$12$
-
C
$15$
-
D
$24$
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Ta có : $8:2 = 4$. Nhân cả tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{2}{3}\)với \(4\) ta được
\(\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 4}}{{3 \times 4}} = \dfrac{8}{{12}}\)
Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là \(12\).
Trong các phân số sau, phân số nào bằng với phân số \(\dfrac{4}{7}\)?
\(\dfrac{8}{{14}}\)
\(\dfrac{{16}}{{18}}\)
\(\dfrac{{20}}{{35}}\)
\(\dfrac{{52}}{{91}}\)
\(\dfrac{{100}}{{185}}\)
\(\dfrac{8}{{14}}\)
\(\dfrac{{20}}{{35}}\)
\(\dfrac{{52}}{{91}}\)
Ta có:
\(\dfrac{4}{7} = \dfrac{{4 \times 2}}{{7 \times 2}} = \dfrac{8}{{14}};\) \(\dfrac{4}{7} = \dfrac{{4 \times 5}}{{7 \times 5}} = \dfrac{{20}}{{35}};\)
\(\dfrac{4}{7} = \dfrac{{4 \times 13}}{{7 \times 13}} = \dfrac{{52}}{{91}}\).
Vậy trong các phân số đã cho, phân số bằng với phân số \(\dfrac{4}{7}\) là \(\dfrac{8}{14};\,\dfrac{{20}}{{35}}; \, \dfrac{{52}}{{91}}\).
Rút gọn phân số \(\dfrac{{15}}{{36}}\) thành phân số tối giản ta được phân số nào sau đây?
-
A
\(\dfrac{5}{6}\)
-
B
\(\dfrac{5}{{12}}\)
-
C
\(\dfrac{3}{{12}}\)
-
D
\(\dfrac{5}{{15}}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Bước 1: Xét xem cả tử số và mẫu số của phân số đó cùng chia hết cho số tự nhiên nào (khác \(1\)) không?
Bước 2: Chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho số tự nhiên vừa tìm được.
Bước 3: Cứ làm như thế cho đến khi tìm được phân số tối giản.
Ta có: \(\dfrac{{15}}{{36}} = \dfrac{{15:3}}{{36:3}} = \dfrac{5}{{12}}\).
Vậy rút gọn phân số \(\dfrac{{15}}{{36}}\) ta được phân số tối giản là \(\dfrac{5}{{12}}\).
Chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm: \(\dfrac{{637}}{{741}} = \dfrac{{49}}{{...}}\)
-
A
\(56\)
-
B
$67$
-
C
$57$
-
D
$75$
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Ta có : $637:49 = 13$. Chia cả tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{{637}}{{741}}\)cho \(13\) ta được
\(\dfrac{{637}}{{741}} = \dfrac{{637:13}}{{741:13}} = \dfrac{{49}}{{57}}\)
Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là \(57\).
Rút gọn hai phân số \(\dfrac{{91}}{{117}}\) và \(\dfrac{{182}}{{224}}\) thành phân số tối giản, sau đó quy đồng mẫu số ta được hai phân số lần lượt là:
-
A
\(\dfrac{{112}}{{128}}\) và \(\dfrac{{102}}{{128}}\)
-
B
\(\dfrac{{35}}{{45}}\) và \(\dfrac{{33}}{{45}}\)
-
C
\(\dfrac{{80}}{{135}}\) và \(\dfrac{{105}}{{135}}\)
-
D
\(\dfrac{{112}}{{144}}\) và \(\dfrac{{117}}{{144}}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Bước 1: Xét xem cả tử số và mẫu số của phân số đó cùng chia hết cho số tự nhiên nào (khác 1) không?
Bước 2: Chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho số tự nhiên vừa tìm được.
Bước 3: Cứ làm như thế cho đến khi tìm được phân số tối giản.
Bước 4: Sau khi tìm được phân số tối giản ta sẽ quy đồng mẫu số hai phân số đó.
Ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{91}}{{117}} = \dfrac{{91:13}}{{117:13}} = \dfrac{7}{9};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{182}}{{224}} = \dfrac{{182:14}}{{224:14}} = \dfrac{{13}}{{16}}\\MSC = 9 \times 16 = 144\\\dfrac{7}{9} = \dfrac{{7 \times 16}}{{9 \times 16}} = \dfrac{{112}}{{144}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{16}} = \dfrac{{13 \times 9}}{{16 \times 9}} = \dfrac{{117}}{{144}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\end{array}\)
Rút gọn hai phân số \(\dfrac{{91}}{{117}}\) và \(\dfrac{{182}}{{224}}\) thành phân số tối giản sau đó quy đồng mẫu số ta được hai phân số lần lượt là \(\dfrac{{112}}{{144}}\)và \(\dfrac{{117}}{{144}}\).