Trong các phân số sau, phân số nào là phân số thập phân?
A. \(\dfrac{9}{{10}}\)
B. \(\dfrac{{77}}{{1000}}\)
C. \(\dfrac{{9876}}{{1000000}}\)
D. Tất cả các phân số trên
D. Tất cả các phân số trên
Dựa vào khái niệm số thập phân: phân số thập phân là các phân số có mẫu số là \(10;100;1000;...\)
Các phân số \(\dfrac{9}{{10}};\dfrac{{77}}{{1000}};\dfrac{{9876}}{{1000000}}\) đều là các phân số thập phân vì có mẫu số là \(10;1000;1000000\)
Viết phân số $\dfrac{{315}}{{700}}$ dưới dạng phân số thập phân ta được \(\dfrac{{...}}{{100}}\) .
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là
- Tìm một số sao cho mẫu số chia cho một số thì được \(10;\,100;\,1000;\,...\)
- Chia cả tử số và mẫu số với cùng số đó để được phân số thập phân.
Ta thấy $700:7 = 100$ và \(84\) cũng chia hết cho \(4\). Vậy ta có thể chuyển phân số đã cho thành phân số thập phân như sau:
$\dfrac{{315}}{{700}} = \dfrac{{315:7}}{{700:7}} = \dfrac{{45}}{{100}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,$
Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là \(45\).
Viết hỗn số sau dưới dạng phân số: \(15\dfrac{4}{9} = \dfrac{{...}}{9}\).
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là
- Có thể viết hỗn số thành một phân số như sau:
+ Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số
+ Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số
\(15\dfrac{4}{9} = \dfrac{{15 \times 9 + 4}}{9} = \dfrac{{139}}{9}\)
Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là \(139\).
Tính \(\dfrac{3}{4} \times \dfrac{{98}}{{99}} \times \dfrac{{1212}}{{1515}} \times 0\) ta được kết quả là:
A. \(0\)
B. \(1\)
C. \(\dfrac{3}{5}\)
D. \(\dfrac{{98}}{{99}}\)
A. \(0\)
Sử dụng quy tắc: Số nào nhân với \(0\) cũng bằng \(0\).
Số nào nhân với \(0\) cũng bằng \(0\).
Vậy \(\dfrac{3}{4} \times \dfrac{{98}}{{99}} \times \dfrac{{1212}}{{1515}} \times 0 = 0\).
Phép tính \(\dfrac{2}{9} \times \dfrac{8}{{15}} + \dfrac{2}{9} \times \dfrac{7}{{15}} = \dfrac{2}{{...}}\).
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là
Áp dụng tính chất của phép nhân phân số để tính thuận tiện nhất.
\(\dfrac{2}{9} \times \dfrac{8}{{15}} + \dfrac{2}{9} \times \dfrac{7}{{15}} \)\(= \dfrac{2}{9} \times \left( {\dfrac{8}{{15}} + \dfrac{7}{{15}}} \right) \)\(= \dfrac{2}{9} \times \dfrac{{15}}{{15}} \)\(= \dfrac{2}{9} \times 1 \)\(= \dfrac{2}{9}\)
Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là $9.$
Một máy cày ngày thứ nhất cày được \(\dfrac{2}{5}\) diện tích cánh đồng. Ngày thứ hai cày nhiều hơn ngày thứ nhất \(\dfrac{1}{6}\) diện tích cánh đồng. Vậy máy cày còn phải cày \(\dfrac{{...}}{{30}}\) diện tích cánh đồng nữa mới xong.
Số thích hợp điền vào chỗ trống là
Số thích hợp điền vào chỗ trống là
Bước 1: Tìm ngày thứ hai máy cày cày được mấy phần diện tích cánh đồng, ta lấy diện tích cày được ngày thứ nhất cộng với \(\dfrac{1}{6}\).
Bước 2: Tìm trong hai ngày máy cày cày được mấy phần diện tích cánh đồng.
Bước 3: Tìm máy cày còn phải cày mấy phần diện tích cánh đồng nữa mới xong. Coi diện tích cánh đồng là \(1\) đơn vị, muốn tìm diện tích cánh đồng còn phải cày ta lấy \(1\) trừ đi diện tích cánh đồng đã cày được trong hai ngày.
Coi diện tích cánh đồng là \(1\) đơn vị.
Ngày thứ hai máy cày cày được số phần diện tích cánh đồng là:
\(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{6} = \dfrac{{17}}{{30}}\) (diện tích cánh đồng)
Trong hai ngày máy cày cày được số phần diện tích cánh đồng là:
\(\dfrac{2}{5} + \dfrac{{17}}{{30}} = \dfrac{{29}}{{30}}\) (diện tích cánh đồng)
Máy cày còn phải cày số phần diện tích cánh đồng nữa thì mới xong là:
\(1 - \dfrac{{29}}{{30}} = \dfrac{1}{{30}}\) diện tích cánh đồng)
Đáp số: \(\dfrac{1}{{30}}\) diện tích cánh đồng.
Vậy số thích hợp điền vào chỗ chấm là \(1.\)
Tìm \(y\) biết: \(y:\dfrac{7}{5} = \dfrac{8}{9} \times 2\dfrac{1}{{12}}\)
A. $\dfrac{{250}}{{189}}$
B. $\dfrac{{80}}{{63}}$
C. $\dfrac{{70}}{{27}}$
D. $\dfrac{{112}}{{45}}$
C. $\dfrac{{70}}{{27}}$
- Tính giá trị của vế phải
- Xác định y đóng vai trò số bị chia nên số bị chia bằng thương nhân với số chia
\(\begin{array}{l}y:\dfrac{7}{5} = \dfrac{8}{9} \times 2\dfrac{1}{{12}}\\y:\dfrac{7}{5} = \dfrac{8}{9} \times \dfrac{{25}}{{12}}\\y:\dfrac{7}{5} = \dfrac{{50}}{{27}}\\y = \dfrac{{50}}{{27}} \times \dfrac{7}{5}\\y = \dfrac{{70}}{{27}}\end{array}\)
Một hình chữ nhật có chiều dài là \(2\dfrac{5}{8}m\), chiều rộng kém chiều dài \(\dfrac{5}{6}m\). Diện tích hình chữ nhật đó là: \(\dfrac{{...}}{{64}}\) \({m^2}.\)
Số thích hợp điển vào chỗ chấm là
Số thích hợp điển vào chỗ chấm là
- Chuyển các hỗn số thành phân số.
- Tìm chiều rộng hình chữ nhật ta lấy chiều dài trừ đi \( \dfrac{5}{6}m\).
- Tìm diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
Đổi \(2\dfrac{5}{8}m = \dfrac{{21}}{8}m\)
Chiều rộng hình chữ nhật đó là:
\(\dfrac{{21}}{8} - \dfrac{5}{6} = \dfrac{{43}}{{24}}\;(m)\)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
\(\dfrac{{21}}{8} \times \dfrac{{43}}{{24}} = \dfrac{{301}}{{64}}\;({m^2})\) Đáp số: \(\dfrac{{301}}{{64}}{m^2}.\)
Vậy số thích hợp điền vào chỗ trống là \(301.\)
Tính rồi so sánh \(A\) và \(B\) biết rằng
\(A = \dfrac{{1313}}{{1818}} + \dfrac{{19}}{{12}} \times 1\dfrac{3}{5} \times 1\dfrac{7}{{38}};\)
\(B = \,\dfrac{{2121}}{{2323}}:\dfrac{{49}}{{46}} + \dfrac{{24}}{{35}} \times \dfrac{5}{{16}}.\)
A. \(A > B\)
B. \(A < B\)
C. \(A = B\)
A. \(A > B\)
- Đổi các hỗn số thành phân số.
- Tách các số ở tử số và các số ở mẫu số để xuất hiện các thừa số giống nhau và có thể rút gọn cho nhau.
- Tính giá trị các biểu thức \(A\) và \(B\), thực hiện tính lần lượt phép nhân, chia trước, phép cộng, trừ sau.
- So sánh \(A\) và \(B\).
Ta có
$A = \dfrac{{1313}}{{1818}} + \dfrac{{19}}{{12}} \times 1\dfrac{3}{5} \times 1\dfrac{7}{{38}}$
$A = \dfrac{{1313}}{{1818}} + \dfrac{{19}}{{12}} \times \dfrac{8}{5} \times \dfrac{{45}}{{38}}$
$A = \dfrac{{13 \times 101}}{{18 \times 101}} + \,\dfrac{{{{{19}}} \times {{8}} \times {{{45}}}}}{{{{{12}}} \times {{5}} \times {{{38}}}}}$
$A = \dfrac{{13 \times { {{101}}}}}{{18 \times { {{101}}}}} + \,\dfrac{{1 \times {{2}} \times {{9}}}}{{{ {3}} \times 1 \times { {2}}}}$
$A = \dfrac{{13}}{{18}} + \,3$
$A = 3\dfrac{{13}}{{18}}$
Lại có
$B = \,\dfrac{{2121}}{{2323}}:\dfrac{{49}}{{46}} + \dfrac{{24}}{{35}} \times \dfrac{5}{{16}}$
$B = \,\dfrac{{2121}}{{2323}} \times \dfrac{{46}}{{49}} + \dfrac{{24}}{{35}} \times \dfrac{5}{{16}}$
$B = \,\dfrac{{21 \times 101}}{{23 \times 101}} \times \dfrac{{46}}{{49}} + \dfrac{{{{{24}}} \times {{5}}}}{{{{{35}}} \times { {{16}}}}}$
$B = \,\dfrac{{21 \times { {{101}}}}}{{23 \times { {{101}}}}} \times \dfrac{{46}}{{49}} + \dfrac{3}{{14}}$
$B = \,\dfrac{{21}}{{23}} \times \dfrac{{46}}{{49}} + \dfrac{3}{{14}}$
$B = \,\dfrac{ {{21} \times {{{46}}}}}{{{{{23}}} \times {{{49}}}}} + \dfrac{3}{{14}}$
$B = \dfrac{6}{7} + \dfrac{3}{{14}}$
$B = \dfrac{{12}}{{14}} + \dfrac{3}{{14}}$$= \dfrac{{15}}{{14}} $$= 1\dfrac{1}{{14}}$
Hỗn số \(3\dfrac{{13}}{{18}}\) có phần nguyên là \(3\) và hỗn số \(1\dfrac{1}{{14}}\) có phần nguyên là \(1\).
Vì \(3 > 1\) nên \(3\dfrac{{13}}{{18}} > 1\dfrac{1}{{14}}\).
Vậy \(A > B\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một nhà máy dự định sản xuất 1 số sản phẩm trong ba ngày. Ngày thứ nhất sản xuất được \(\dfrac{2}{5}\) số sản phẩm. Ngày thứ hai sản xuất \(\dfrac{1}{4}\) số sản phẩm, ngày thứ ba sản xuất \(35\) sản phẩm thì hoàn thành kế hoạch.
Vậy trong ba ngày nhà máy sản xuất được
sản phẩm.
Vậy trong ba ngày nhà máy sản xuất được
sản phẩm.
- Tìm số sản phẩm sản xuất trong hai ngày.
- Tìm phân số chỉ \(35\) sản phẩm.
- Tìm số sản phẩm sản xuất trong ba ngày.
Tổng số sản phẩm sản xuất trong 2 ngày đầu là:
\(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{{13}}{{20}}\) (số sản phẩm)
Phân số chỉ \(35\) sản phẩm là:
\(1 - \dfrac{{13}}{{20}} = \dfrac{7}{{20}}\) (số sản phẩm)
Số sản phẩm nhà máy sản xuất trong ba ngày là:
\(35:7 \times 20 = 100\) (sản phẩm)
Đáp số: 100 sản phẩm
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(100\).