Đề bài
Câu 1 (2 điểm): Cho 0,8 gam CuO tác dụng với 30ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định các chất có mặt trong dung dịch thu được sau phản ứng, kèm theo số mol của chúng (Cu = 64, O = 16).
Câu 2 (2 điểm): Chọn 4 loại oxit được điều chế trực tiếp mà không xuất phát từ khí oxi. Cho cí dụ cụ thể.
Câu 3 (2 điểm): Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần để hòa tan hết 24 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 có số mol bằng nhau (H =1, Cu = 64, Fe = 56, O = 16, Cl = 35,5)
Câu 4 (3 điểm): Có 3 bình: bình 1 đựng CuO và Cu, bình 2 đựng Fe và FeO, bình 3 đựng MgO và FeO. Chỉ dùng dung dịch H2SO4, hãy nhận biết mỗi bình bằng phương pháp hóa học.
Câu 5 (1 điểm): Hỗn hợp X chứa 2 khí CO và H2, hỗn hợp Y chứa 2 khí N2 và CO2 ở cùng điều kiện. Hãy so sánh tỉ khối của hỗn hợp X với tỉ khối của hỗn hợp Y.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
\(\eqalign{ & CuO + {H_2}S{O_4} \to CuS{O_4} + 2{H_2}O \cr & {n_{CuO}} = 0,8:80 = 0,01mol. \cr & {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,03mol. \cr} \)
Theo phương trình hóa học: Số mol H2SO4 dư = 0,03 – 0,01 = 0,02 mol.
Dung dịch thu được sau phản ứng có 0,02 mol H2SO4 và 0,01 mol CuSO4.
Câu 2:
Oxit bazo. Ví dụ CuO từ phản ứng: \(Cu{(OH)_2} \to CuO + {H_2}O.\)
Oxit axit. Ví dụ CO2 từ phản ứng: \(CaC{O_3} \to C{O_2} + CaO.\)
Oxit lưỡng tính. Ví dụ Al2O3 từ phản ứng: \(Al{(OH)_3} \to A{l_2}{O_3} + {H_2}O.\)
Oxit trung tính. Ví dụ CO từ phản ứng: \(C + {O_2} \to 2CO.\)
Câu 3:
Gọi x là số mol của CuO hay của Fe2O3 ta có:
80x + 160y =24
Suy ra x = 0,1 mol.
\(\eqalign{ & CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O \cr & F{e_2}{O_3} + 6HCl \to 2FeC{l_3} + {H_2}O. \cr} \)
Số mol HCl cần = 8x = 0,8mol.
Khối lượng HCl = 0,8.36,5 = 29,2 gam.
Khối lượng dung dịch HCl 7,3% \( = \dfrac{29,2.100} {7,3} = 400gam.\)
Câu 4:
Hỗn hợp chỉ tan một phần dung dịch H2SO4 (dư) là hỗn hợp (1).
Phương trình hóa học:
CuO + H2SO4 \(\to\) CuSO4 + 2H2O.
Hỗn hợp tan hết trong dung dịch H2SO4 (dư) và có hiện tượng sủi bọt là hỗn hợp (2).
Phương trình hóa học:
\(\eqalign{ & Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + 2{H_2} \uparrow \cr & FeO + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2}O. \cr} \)
Hỗn hợp tan hết trong dung dịch H2SO4 dư và không có hiện tượng sủi bọt là hỗn hợp (3).
Phương trình hóa học:
MgO + H2SO4 \(\to\) MgSO4 + H2O.
Câu 5:
Do khối lượng phân tử của CO bằng khối lượng phân tử của N2. Hỗn hợp X có chứa H2 nhẹ hơn hỗn hợp Y có CO2.
Vậy tỉ khối của hỗn hợp X bé hơn tỉ khối của hỗn hợp Y
soanvan.me