Đề bài
Câu 1 (1 điểm): Chất nào sau đây không phải là dạng thù hình của nhau?
A.Oxi và ozon.
B.Kim cương và than chì.
C.Than chì và cacbon vô định hình.
D.Nhôm và oxit nhôm.
Câu 2 (1 điểm): Than hoạt tính là một loại than:
A.có hoạt tính hóa học cao.
B.mới điều chế có tính hấp phụ cao.
C.có khả năng giữ bề mặt của nó các chất khí hay hơi.
D.có khả năng hấp thụ các chất có màu trong dung dịch.
Câu 3 (1 điểm): Cacbon là một phi kim hoạt động
A.yếu B.trung bình
C.mạnh D.rất mạnh.
Câu 4 (2 điểm): Trong 2 phản ứng sau:
\(\eqalign{ & C + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow C{O_2}(1) \cr & CuO + C\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2Cu + C{O_2}(2) \cr} \)
Vai trò của cacbon
A.ở phương trình (1) là chất khử, ở phương trình (2) là chất oxi hóa.
B.ở cả 2 phương trình đều là chất khử.
C. ở cả 2 phương trình đều là chất oxi hóa.
D.ở phương trình (1) là chất oxi hóa, ở phương trình (2) là chất khử.
Câu 5 (2 điểm): Một hợp chất gồm 2 nguyên tố cacbon và oxi, có tỉ khối đối với nito bằng 1. Công thức phân tử của hợp chất đó là:
A.CO2 B.CO
C.CO3 D.CO hoặc CO2.
Câu 6 (1 điểm): Khí CO có tính chất
A.của một oxit axit
B.của một chất khử
C.tác dụng với nước cho một axit.
D.của một oxit bazo.
Câu 7 (1 điểm): Trong phản ứng:
\(4CO + F{e_3}{O_4}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 3Fe + 4C{O_2}\)
Khí CO có tính.
A.khử B.oxi hóa
C.axit D.bazo.
Câu 8 (1 điểm): Cho giấy quỳ tím vào bình đựng nước, sục khí CO2 vào. Đun nóng bình 1 thời gian người ta thấy quỳ tím:
A.không đổi màu.
B.chuyển sang màu đỏ.
C.chuyển sang màu đỏ, sau khi đun lại chuyển thành màu tím.
D.chuyển sang màu xanh.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
B |
A |
B |
B |
B |
A |
C |
2.Lời giải
Câu 1: (D)
Do nhôm là đơn chất còn oxit nhôm là hợp chất,
Câu 2: (B)
Câu 3: (A)
Câu 4: (B)
Ở cả hai phương trình C đều là chất thu oxi.
Câu 5: (B)
Gọi công thức oxit cacbon là CxOy.CxOy có tỉ khối đối với nito bằng 1, thì khối lượng mol phân tử của CxOy bằng khối lượng mol phân tử nito tức bằng 28.
Vậy: M = 12x + 16y = 28. Chỉ có x = 1, y = 1.
Câu 6: (B)
CO khử được oxit của kim loại hoạt động chủ yếu hay trung bình (như Fe2O3, CuO,…) không khử được oxit của kim loại hoạt động mạnh như (MgO, Al2O3,…)
Câu 7: (A)
CO nhận oxi của Fe3O4 tạo ra CO2.
Câu 8: (C)
Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ sau khi đun lại chuyển thành màu tím do
CO2 + H2O \(\to\) H2CO3 có tính axit. Khi đun nóng dung dịch do H2CO3 kém bền dễ phân hủy cho CO2 làm dung dịch không còn tính axit.
soanvan.me