1. Hướng dẫn quy trình nói

TRƯỚC KHI NÓI

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý

- Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày

- Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến

- Ghi nhanh một số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng

b. Tập luyện

Đối với kiểu bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống, hình thức tập luyện theo nhóm là thích hợp nhất.

TRÌNH BÀY BÀI NÓI

a. Người nói

- Trình bày ý kiến về vấn đề

- Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe

b. Người nghe

- Tiếp nhận và suy nghĩ về ý kiến của người nói

- Nêu ý kiến trao đổi

SAU KHI NÓI

Người nói và người nghe cùng trao đổi để đánh giá và rút kinh nghiệm về một số mặt:

- Vấn đề đời sống được bàn luận có hấp dẫn và thiết thực không?

- Cách trình bày và cách bảo vệ ý kiến của người nói đạt ở mức nào?

- Cách phản bác của người nghe có tác dụng tích cực với người nói không?

- Việc tổ chức thảo luận về các vấn đề đời sống, việc thê rhiejen rõ ràng thái độ tán thành hay phản bác những ý kiến đã phát biểu có ý nghĩa gì?

 

2. Ví dụ minh họa

Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười học

Ở tuổi chúng ta, được học tập tiếp thu, lĩnh hội tri thức và rèn luyện phát triển toàn diện là một điều may mắn, hạnh phúc của mỗi người. Việc học tập đóng vai trò rất quan trọng không chỉ cho bản thân mà còn cho sự phát triển phồn vinh của nước nhà. Nhưng hiện tại đang tồn tại tình trạng lười học của học sinh hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng học sinh lười học. Đó là hiện tượng cần phê phán, lên án, chấm dứt sự tồn tại trong lứa tuổi chúng ta.

Theo tôi nhận thấy, hiện tượng lười học khá phổ biến của học sinh trong nhà trường. Điều này được thể hiện rõ qua việc học tập không hứng thú, không tập trung chú ý nghe giảng trên lớp, xem nhẹ việc học. Lười học là không chăm chỉ, cần cù không chịu khó động não suy nghĩ trong học tập mà chỉ thích học đối phó, không kiên trì nhẫn nại mà thấy khó quá bỏ qua, học qua loa, hoặc xem thường thấy bài dễ không thèm làm, bài khó không động não, không tư duy.

Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc học sinh lười học bởi lí do sau: Trước hết, phải nhận thức rằng, trên con đường thành công của mỗi người, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong việc chinh phục mở cánh cửa thành công. Để có một cuộc sống thành đạt và vươn tới những ước mơ hoài bão cho riêng mình, thì ngay bây giờ tất cả chúng ta đặc biệt là tuổi trẻ học sinh hiện nay phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc học tập. Học vấn quyết định sự thành công hay thất bại mà ai trong chúng ta đều phải trải qua. Thế nhưng, hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh thanh thiếu niên coi nhẹ việc học mà hay lơ là, bỏ bê, chán học không có định hướng tương lai rõ ràng để phấn đấu cho sự phát triển, nâng cao trình độ và khoogn có trách nhiệm sự nghiệp, cuộc đời của riêng mình. Thái độ học tập chểnh mảng, suy nghĩ sai lệch là thực trạng đáng buồn và cần có những biện pháp để cải thiện tình trạng lười học của học sinh hiện nay.

Điều này dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn: Khi học sinh mà lười học sẽ mất kiến thức nền tảng và kéo theo đó là không hiểu bài và ảnh hưởng đến kết quả học tập, nhiều bạn bị ở lại lớp vì hổng quá nhiều kiến thức. Nếu như nền tảng kiến thức bị mất thì việc lên lớp để tiếp thu kiến thức sẽ khó mà thực hiện được, gây ra hiện tượng chán học vì không hiểu bài. Không có tri thức là ta đang tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu như hiện tượng lười học ngày càng nhiều thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển phồn vinh của đất nước. Khi các bạn đua đòi, không chú tâm học tập, ham mêm chơi điện tử, buông thả bản thân thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, làm cha mẹ gia đình buồn phiền hao tổn tiền bạc gia đình một cách vô ích. Việc bỏ bê học hành, sớm tiếp xúc với xã hội bên ngoài mà không kịp trnag bị những kiến thức vốn sống cơ bản, các em dễ bị kẻ xấu dụ dỗ lôi kéo, dễ lâm vào tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp, giết người,… làm gánh nặng cho xã hội.

Vì vậy theo tôi cần có một số biện pháp khắc phục tình trạng lười học như sau:

 Trước hết mỗi cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu.

Về phía gia đình phải quan tâm, chú ý đến tầm quan trọng của việc học tập và nuôi dạy con cái không quá nuông chiều mà phải động viên khích lệ tinh thần. Luôn động viên an ủi các em thay vì dùng những khung hình phạt cứng nhắc khi các em phạm sai lầm, có phương pháp dạy con hiệu quả. Đồng thời cũng phải ủng hộ cho học sinh tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa như đi cắm trại, đi tham quan để nâng cao hiểu biết cách ứng xử giao tiếp đối với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, phía nhà trường, chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo, có sự sáng tạo, tư duy và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Không quá áp đặt và chạy đua theo thành tích. Áp dụng chính sách khen thưởng khuyến khích các em đạt thành tích cao trong học tập để tạo nguồn động lực khích lệ tinh thần tự giác trong học tập.

Nhưng thực tế không phải ai cũng lười học, nhiều em học sinh nhà nghèo vượt khó không ngừng nỗ lực để đổi mới cuộc đời, đem lại vinh quang cho gia đình, đất nước. Các em nỗ lực học tập, phấn đấu để trở thành những học sinh ngoan, học giỏi luôn đạt thành tích cao trong học tập và được cha mẹ thầy cô tự hào.

Vì vậy mỗi cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm và tầm quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. Mỗi bạn học sinh cần phải tự vươn lên trong học tập, có ý thức cố gắng. Cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, phải chăm chỉ học bài và làm bài trước khi đến lớp, phải cố gắng tìm lại niềm vui trong học tập. Học tập chăm chỉ để tiếp thu những kiến thức và vốn hiểu biết đó để vận dụng vào trong cuộc sống và làm hành trang trên con đường mở cánh cửa thành công để đạt những ước mơ hoài bão cho bản thân và tránh khỏi những cám dỗ.

Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.