1. Hướng dẫn quy trình giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Bước 1: Xác định đề tài, người nghem mục đích, không gian và thời gian nói
- Xác định rõ đối tượng người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
- Xác định một số định hướng chung như: quy tắc, luật lệ gồm có những điểm chính nào? Nên triển khai phần chính bằng mấy ý/ mấy đoạn? Bài thuyết minh nên sử dụng các phương tiện nào (ngôn ngữ hoặc phương tiện phi ngôn ngữ)?
- Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong quá trình thu thập tài liệu
b. Lập dàn ý
- Mở đầu:
+ Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động
+ Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ
- Phần chính:
+ Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, thời gian không gian diễn ra hoạt động và sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc
+ Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ
+ Nêu một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)
- Kết thúc:
+ Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ
+ Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có)
Bước 3: Luyện tập và trình bày
- Luyện tập:
+ Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp
+ Dùng những câu phù hợp để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu
+ Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn
- Trình bày:
+ Chào người nghe và giới thiệu tên
+ Dùng ngôi thứ nhất để giải thích hoạt động và các quy cách thực hiện
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn những nội dung liên quan
+ Sử dụng ngữ điệu linh hoạt và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
+ Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan như hình ảnh, phim ngắn, sơ đồ…
+ Kết thúc bài nói cần cảm ơn sự chăm chú theo dõi của người nghe.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe
- Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến của người nghe
- Tiếp tục trao đổi với người nghe về những điều còn thắc mắc qua những kênh liên lạc cá nhân khác nếu không có thời gian trao đổi trực tiếp
2. Ví dụ minh họa
Đề bài: Giải thích quy tắc, luật lệ trong hoạt động Lễ hội đua thuyền
Trong bề dày truyền thống văn hóa Việt có rất nhiều lễ hội thú vị hấp dẫn và mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Đua thuyền là một lễ hội truyền thống với những nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.
Lễ hội đua thuyền diễn ra đầu năm để chào năm mới, chào xuân đang về là ngày hội được sự tham gia của nhiều người dân. Có một số lễ hội đua thuyền thường được tổ chức như: Lễ hội đua thuyền rồng ở Nghệ An: để tỏ lòng biết ơn công đức của Hoàng tử Uy Minh Vương – con trai đời thứ tám của vua Lý Thái Tổ; Lễ hội đua thuyền rồng ở Quảng Bình; Lễ hội đua thuyền làng Đăm ở Hà Nội: tưởng nhớ danh tướng Bạch Hạc Tam Giang đời vua Hùng thứ XVI; Tục đua thuyền trên cạn ở vùng Bắc Trung Bộ… Mỗi miền quê có những quy tắc, luật lệ tuy khác nhau để phù hợp với tình hình địa phương nhưng cơ bản các trình tự đều giống nhau.
Trước khi bắt đầu lễ hội, chúng ta sẽ chuẩn bị những chiếc thuyền dài đủ sức chứa hàng chục người. Con trai phải khỏe, thể hình chắc chắn. Bắt đầu khoảng hai rưỡi mọi người tập hợp trên những khoảng đất rộng gần nơi đua thuyền để chuẩn bị bắt đầu cuộc đua. Người dân trong quê và những nơi khác đều đến để xem, những đứa con nít reo hò, những cô gái cười đùa, không khí thật náo nhiệt. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức dự đoán đội giành chiến thắng.
Sau hiệu lệnh các đội bắt đầu xuất phát, mỗi đội đều tận dụng khả năng và kinh nghiệm bản thân để lái chiếc thuyền nhanh về đích, tiếng mái chèo đập xuống mặt nước phành phạch những chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước, sự cổ vũ reo hò của người dân hai bên bờ như tiếp thêm động lực cho các đội tham dự. Những chàng trai to lớn khỏe mạnh, khéo léo sẽ là đội xuất sắc cán đích đầu tiên, giành được chiến thắng trước sự thán phục của khán giả.
Kết thúc cuộc thi, đội dành chiến thắng được trao quà, ai nấy đều vui vẻ và tự hào vì là người chiến thắng. Những đội khác mặc dù chưa thắng nhưng cũng không tỏ ra quá buồn mà vẫn đến chúc mừng cho đội dành chiến thắng. Tuy không giành chiến thắng nhưng cũng có những phần quà nho nhỏ cho các đội tham gia cuộc thi này. Các cổ động viên lên trao hoa và bày tỏ, chúc mừng, cảm kích những “vận động viên” tài năng của đội mình.
Bế mạc, lễ hội kết thúc trong niềm hân hoan, hứng khởi và tự hào của tất cả mọi người. Ngoài ra còn hi vọng một mùa giải năm sau thành công và tốt đẹp hơn nữa.
Lễ hội đua thuyền là nét đẹp truyền thống của người dân quê, đây là dịp thế hệ sau tưởng nhớ công ơn của những người có công với quê hương, đất nước đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được lưu truyền hàng nghìn năm qua.