Đề bài

PHẦN I.  ĐỌC - HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

     Có quan niệm cho rằng, trong đời sống, có thể dùng nước mà không cần giữ gìn, tiết kiệm. Đó là một sự nhầm lẫn của những người có tầm nhìn hạn hẹp. Bởi nguồn nước ngọt trên trái đất chỉ có hạn, tình trạng thiếu nước sạch đã xảy ra trong hiện tại và có thể còn xảy ra gay gắt hơn trong tương lai, nếu chúng ta không chú ý bảo vệ nguồn nước. Vì thế, ngay từ bây giờ, xin hãy đừng lãng phí nước.”

(Sách bài tập Ngữ văn 11, tập 2, trang 87, 88)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (0,5 điểm): Xác định thành phần phụ trong câu “Vì thế, ngay từ bây giờ, xin hãy đừng lãng phí nước.”

Câu 4 (1,0 điểm): Hậu quả sẽ như thế nào nếu thiếu nguồn nước sạch? (Hãy viết 5- 7 dòng nói về điều đó).

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm.

Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Lời giải chi tiết

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Đoạn trích phản bác quan niệm sai lầm về sự vô hạn của nguồn nước ngọt. (0,5 điểm)

- Thực trạng thiếu nguồn nước ngọt đang diễn ra gay gắt và lời kêu gọi đừng lãng phí nước. (0,5 điểm)

Câu 3. Thành phần phụ của câu là: “Vì thế, ngay từ bây giờ”

Câu 4. Học sinh trình bày được hậu quả của thiếu nước sạch theo các ý:

- Tác động tiêu cực đến việc trồng cây xanh

- Tăng nguy cơ hỏa hoạn

- Thiếu sự tiếp cận nguồn nước sạch dẫn đến đói nghèo, bệnh tật

- Vấn đề vệ sinh cơ bản cũng trở nên trầm trọng

Phần II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

- Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Đầu đoạn viết lùi vào, chữ đầu đoạn viết hoa, có dấu chấm hết đoạn; tránh nhầm sang trình bày hình thức bài văn.

- Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ khoảng 1-1,5 trang giấy thi).

b. Đoạn văn lập luận chặt chẽ, có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

c. Triển khai các vấn đề cần nghị luận rõ ràng:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Trình bày quan điểm cá nhân với lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp

* Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về tiết kiệm.

* Thân đoạn:

- Giải thích khái niệm tiết kiệm: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.

- Trình bày quan điểm tiết kiệm của bản thân:

+ Vì sao phải tiết kiệm? Vì tiết kiệm để tích lũy, cải thiện cuộc sống. Đối với bản thân thì tiết kiệm là biểu hiện đạo đức của mỗi con người: không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của, thời gian vào những việc không cần thiết; đó cũng là biểu hiện của lối sống khoa học có văn hóa.

+ Tiết kiệm những gì? Tiết kiệm tiền của, vật tư trong sản xuất, trong sinh hoạt, trong tiêu dùng của toàn xã hội cũng như của mỗi cá nhân. Tiết kiệm thời gian, sức lao động.

- Thực trạng và lời kêu gọi: vẫn còn những người có suy nghĩ và hành động lệch lạc, không biết tiết kiệm. Cần biết tiết kiệm, nó thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và người khác.

- Nêu bài học nhận thức và hành động.

* Kết đoạn: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của tiết kiệm đối với cuộc sống.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

Câu 2. Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

I. Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác

* Phân tích

Khổ 1: Cảnh thiên nhiên xứ Huế

Câu 1:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Câu thơ là dấu chấm hỏi lửng, thể hiện nỗi lòng nhớ thương, băn khoăn

- Đó là lời mời thân thiện, gắn bó

- Là lời trách móc, giận hờn khéo léo, thiết tha

- Thể hiện thời gian đã lâu rồi tác giả chưa ghé thăm thôn Vỹ.

Câu 2,3:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt qua xanh như ngọc

- Cảnh vật thiên nhiên hiện lên thật đẹp, căng tràn sức sống, tươi xanh

- Cảnh vật mang trong mình vẻ đẹp thanh tao, dịu nhẹ

- Tạo cho người đọc một cảm giác sảng khoái, êm đềm, du dương, bay bổng

Câu 4:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

- Hai hình dạng đối lập: vuông vức mặt chữ điền với dáng vẻ manh mai, thanh tao của lá trúc

- Thể hiện duyên dáng, nhịp nhàng, e thẹn của những cô gái xinh xắn, tài sắc, phúc hậu của người con gái thôn quê.

Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng

- Vẻ đẹp của tạo hóa hiện lên với hai màu sắc đan xen: cảnh đẹp nhưng lại buồn, mang dáng dấp sự chia lìa, lẻ loi: "gió theo lối gió, mây đường mây".

- Cuộc chia lìa ấy ghi vào lòng sông những cung bậc thê lương: "dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay" lắt, nổi trôi.

- Cảnh vật chỉ là bức màn biểu hiện cho lòng người “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh thật đẹp còn người lại chẳng thể về để thưởng thức thì cảnh liệu rằng còn đẹp nữa hay chăng. Vĩ Dạ nhớ anh, lòng em cũng nhớ anh, mong anh.

Câu 3.4:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

- Trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử. Trăng là nơi để con người ta gửi gắm tình cảm, chút tâm tư sâu lắng. Thế nhưng ở đây lại là “bến sông trăng”. Đây vừa là hình ảnh tả thực - ánh trăng chiếu xuống mặt nước, lan tỏa trên mặt nước vừa là hình ảnh biểu trưng - sự vô định (thuyền ai), mênh mông dạt dòa. Nỗi niềm tâm tư của tác giả như lan tỏa, thấm sâu, rộng lớn vô ngàn. Trong người lúc này là sự rưng rưng, xót xa, man mác đến nhói lòng.

- Mở rộng: Đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong Thi nhân Việt Nam: “Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”.

Khổ 3: Mộng ảo của tâm hồn thi nhân.

- Khổ thơ là lời bộc bạch trần tình tả thực về bệnh tình của tác giả: bệnh tình của người khiến hạn chế về thị giác: nhìn không ra, mờ nhân ảnh. Từ đó, khiến cho con người rơi vào cô đơn, ngậm ngùi.

- Thể hiện những mộng tưởng đơn giản: "mơ khách đường xa khách đường xa", tác giả mong mình có thể được đến thôn để Vĩ thưởng thức cảnh và gặp người thôn Vĩ, để đáp lại tình cảm trân quý từ người bạn của mình.

Áo em trắng quá nhìn không ra

+ Hình ảnh người phụ nữ thướt tha uyển chuyển trong tà áo dài xứ Huế.

+ Ánh mắt anh do sự ảnh hưởng sức khỏe đã không thể chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của "em" nhưng vẫn cảm nhận được hình bóng và dáng vẻ dịu dàng.

- "Ở đây sương khói mở nhân ảnh": Quang cảnh thiên nhiên nơi tác giả sinh sống. Với tác giả mọi thứ giờ đây chỉ là ảo ảnh, mơ hồ, không hiện diện được rõ nét nữa.

- "Ai biết tình ai có đậm đà": Dù trong bệnh tật đau đớn, khó khăn, cô đơn nhưng trái tim tác giả vẫn đong đầy yêu thương: đó là tình yêu quê hương đất nước, xứ sở và tình cảm mãnh liệt gửi gắm đến "em".

→ Tình cảm ấy lúc nào cũng dạt dào, đậm đà, say mê.

III. Kết bài

 - Khái quát lại vấn đề.

soanvan.me