SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11

Năm học: 2019 - 2020

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

    Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu các câu hỏi từ 1 đến 4:

                                    Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

                                    Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao

                                    Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ biển rộng

                                    Hãy sống và ước vọng để thấy đời mênh mông

 

                                    Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

                                    Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa

                                    Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

                                    Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

 

                                    Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

                                    Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

                                    Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

                                    Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư...

(Khát vọng - Phạm Minh Tuấn)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ? (0.75 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, lời bài thơ gửi gắm đến người đọc điều gì? (0.75 điểm)

Câu 4: Từ những lời thơ trên, hãy phát biểu uy nghĩ của anh/chị về lối sống của tuổi trẻ học đường hiện nay? (Trình bày ngắn gọn trong khoảng 5 - 7 dòng) (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về cảnh đám tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.

..........................Hết.........................

 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ vào kiến thức 6 phương thức biểu đạt

Cách giải:

- Phương thức chính: biểu cảm.

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ kiến thức những biện pháp tu từ.

Cách giải:

- Các biện pháp tu từ:

+ Điệp ngữ: "Hãy sống như", "và sao không là"…

+ Câu hỏi tu từ

+ Liệt kê

- Tác dụng: các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã, nhắc nhớ con người về lẽ sống đẹp.

Câu 3:

Phương pháp: đọc, hiểu.

Cách giải:

- Lời bài thơ gửi gắm đến người đọc thông điệp: sống trên đời phải có ước mơ, khát vọng, hoài bão cao đẹp.

Câu 4:

Phương pháp: phân tích, bình luận

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận văn học từ 5 – 7 dòng.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

- Giới thiệu về bộ phận giới trẻ hiện nay: là những bạn được sống trong hòa bình, cuộc sống đầy đủ tiện nghi và có cơ hội để phát triển.

- Nhiều bạn trẻ đã ý thức được bổn phận của mình và đang sống ý nghĩa từng ngày:

+ Ra sức học tập để phát triển trí tuệ, đạo đức.

+ Lối sống lành mạnh, lạc quan.

+ Biết yêu thương, chia sẻ, tạo dựng các mối quan hệ tích cực xung quanh.

- Bên cạnh đó vẫn có một bộ phận giới trẻ chưa nhận thức được vai trò của mình:

+ Lối sống không lành mạnh, đua đòi.

+ Chưa biết cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức.

Liên hệ với bản thân.

II. LÀM VĂN

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB:

- Khái quát nội dung chính

- Phân tích: “Cảnh đám ma gương mẫu”

Cảnh đưa tang

a) Không khí

- Đám ma đi đến đâu làm huyên náo đến đấy

- Thi nhau mà rộn lên

- Cả thành phố rộn lên

→Vui tươi, nhộn nhịp

- Thành thử tang gia ai nấy cũng đều vui vẻ cả

Đi đám tang mà tất cả mọi người đều hân hoan, hớn hở

→ Sự suy đồi về đạo lý, tha hóa về nhân cách con người.

b) Nghi thức

- “Một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây”

- “Kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, bú dích, vài trăm người đi đưa”

→ To tát, hoành tráng, linh đình nhưng rất pha tạp, hổ lốn, bát nháo, như một đám rước, đám biểu tình.

c) Người đưa đám

* Người trong gia đình

- Cô Tuyết:

+ Băn khoăn “tại sao Xuân không đến phúng viếng gì”

+ Mặc bộ y phục “Ngây thơ”

+ Mặt lại hơi có vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám.

→ Mục đích: Tìm người yêu, trình diễn thời trang gợi cảm, chứng minh mình chưa đánh mất cả chữ trinh.

- Tú tân:

+ “Chạy lên bấm máy ảnh lách tách”

+ Chỉ huy những nhà tài tử chụp ảnh.

→Như một người “nhạc trưởng”, chỉ huy mọi người chụp ảnh, mục đích chính muốn khoe tài chụp ảnh của mình.

- Cụ bà

+ Sung sướng kêu lên “Ấy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to”

→ Mục đích: Lo nghĩ cho sự danh giá của đám tang, sợ đám tang chưa được to tát , linh đình

* Người ngoài gia đình

- Bạn cụ cố Hồng:

+ Phô trương huy chương: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Miên bội tinh…

+ Phô trương râu: hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn.

+ Thấy cảm động vì làn da trắng thập thò của cô Tuyết

→ Mục đích: phô trương danh thế, trình diễn thời trang râu, bộc lộ bản tính dâm đãng.

- Xuân tóc đỏ

+ “Len vào hàng đầu”

+ Có “công” làm cho đám tang trở nên to tát, long trọng hơn

→ Vô học, vô giáo dục

- Sư cụ chùa Tăng Phú:

+ Sung sướng, vênh váo vì được cơ hội khoe đã đánh đổ được hội Phật giáo

- Đám trai thanh gái lịch:

+ Chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau.

+ Bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

- Mọi người trong khu phố:                 

+ Nhốn nháo lên khen đám ma to.

→ Vạch trần sự giả dối, phô trương của những kẻ lắm tiền nhiều của, của những kẻ tri thức nhưng phi đạo đức

→ Đám tang diễn ra như một tấn hài kich. Đó là dịp để người ta “khoe danh”, “khoe của”, “khoa áo”, “khoe tình”. Đám tang này to tát, linh đình nhưng chỉ thiếu một thứ duy nhất đó chính là tình người.

- “Đám cứ đi”

+ Tác giả ẩn từ "tang’, thực chất đây như một đám rước, đám hội.

+ “Cứ đi”: cứ diễn ra những điều đang diễn ra, cứ đi mặc kệ dư luận, thản nhiên phơi bày sự vô đạo đức.

→ Hành trình xuống mộ của xã hội lúc bấy giờ: cái đám đông vô tình vô nghĩa này nó đang đi dần đến sự kết thúc, bắt buộc phải kết thúc. Không để cho những loại người như vậy tồn tại làm vấy bẩn xã hội.

Cảnh hạ huyệt

- Cậu tú Tân bắt bẻ mọi người tạo dáng để chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt, bạn của cậu nhảy lên các nấm mộ khác để chụp cho ảnh khỏi giống nhau.

- Ông Phán mọc sừng oặt người đi khóc mãi không thôi và dúi vào tay Xuân một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.

→ Đám tang trở thành trò diễn bịp bợm, lố lăng.

Nghệ thuật

- Nghệ thuật trào phúng

- Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

 

soanvan.me