Giải các bất phương trình (theo quy tắc chuyển vế):
LG a
\(x - 5 > 3\);
Phương pháp giải:
Áp dụng qui tắc chuyển vế: Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.
Lời giải chi tiết:
Ta có \(x - 5 > 3 \)
\(\Leftrightarrow x > 3+5\)
\(\Leftrightarrow x > 8\).
Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x > 8\).
LG b
\(x - 2 < -2x + 4\);
Phương pháp giải:
Áp dụng qui tắc chuyển vế: Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(x - 2 < -2x + 4\)
\( \Leftrightarrow x +2x<4+2\)
\( \Leftrightarrow 3x<6\)
\( \Leftrightarrow x<6:3\)
\(\Leftrightarrow x < 2 \).
Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x < 2\).
LG c
\(-3x > -4x + 2\);
Phương pháp giải:
Áp dụng qui tắc chuyển vế: Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.
Lời giải chi tiết:
Ta có \(-3x > -4x + 2 \)
\(\Leftrightarrow -3x + 4x > 2\)
\( \Leftrightarrow x > 2\)
Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x > 2\).
LG d
\(8x + 2 < 7x - 1\).
Phương pháp giải:
Áp dụng qui tắc chuyển vế: Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.
Lời giải chi tiết:
Ta có \(8x + 2 < 7x - 1\)
\( \Leftrightarrow 8x +2- 7x < -1 \)
\( \Leftrightarrow 8x - 7x<-1-2\)
\(\Leftrightarrow x < -3\)
Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là \(x < -3\).
soanvan.me