Tác giả
1. Tiểu sử
- Nhà thơ Vũ Quần Phương (1940), tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc
- Quê quán: sinh ra ở quê mẹ tại Từ Lêm, Hà Nội, quê gốc ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học
2. Sự nghiệp
- Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương.
- Phong cách sáng tác: thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc, suy tư.
- Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học. Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988)...
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- In trong Thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động, 2012
b. Thể loại thơ tự do
c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ Đợi mẹ kể về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ nhỏ, có lẽ vì vật mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.
Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ ngắn gọn, giàu sức gợi hình gợi cảm.
- Lời thơ giản dị, tự nhiên
- Cách ngắt nhịp, gieo vần mang đến nhiều cảm xúc
Sơ đồ tư duy văn bản Đợi mẹ - Vũ Quần Phương: