Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

1. Tiểu sử

- Hữu Thỉnh (sinh năm 1942) tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh bút danh là Vũ Hữu.

- Quê quán: Quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc

- Năm 1963 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

- Ông tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III. IV, V.

- Năm 2000 ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.

- Ông là nhà thơ trưởng thành vào thời kì hòa bình.

2. Sự nghiệp

a. Tác phẩm chính: “Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào”…

b. Phong cách nghệ thuật: Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc.

Sơ đồ tư duy về tác giả Hữu Thỉnh:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991.

b. Bố cục (3 phần)

- Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.

- Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.

- Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu

c. Thể loại: thơ năm chữ

d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả

e. Mạch cảm xúc

- Sang thu là một bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với hai nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.

b. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc

Sơ đồ tư duy về bài thơ Sang thu: