Tác giả
1. Tiểu sử
- Phạm Văn Đồng (1906 -2000)
- Ông sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn.
- Năm 1936, Phạm Văn Đồng ra tù, hoạt động ở Hà Nội.
- Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung.
- Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Phạm Văn Đồng được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
- Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu năm 1987.
- Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976.
- Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987) và là học trò, cộng sự của Hồ Chí Minh.
=> Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, Phạm Văn Đồng được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn học,...
2. Sự nghiệp
- Thể loại: Các tác phẩm nghị luận xuất sắc.
- Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh.
- Tác phẩm chính: Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Văn hóa đổi mới…
Sơ đồ tư duy tác giả Phạm Văn Đồng:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ: tác phẩm được trích từ diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”. Diễn văn được đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).
b. Bố cục: gồm 2 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Đoạn 2 (Còn lại): Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung
Tác phẩm đã nêu lên một trong những đức tính cao đẹp của Bác Hồ: sự giản dị. Đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
b. Nghệ thuật
- Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng.
- Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ.
- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục.
- Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết.
Sơ đồ tự duy "Đức tính giản dị của Bác Hồ":